IISS : Trung Quốc và Nga phá vỡ thế cân bằng quân sự trên thế giới
- Thứ Năm, 15 tháng Hai năm 2018 21:45
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Ảnh minh họa : Máy bay chiến đấu J-15 trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tham gia tập trận tại Biển Đông ngày 02/01/2017.
REUTERS/Stringer
Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS, trụ sở tại Luân Đôn, đã chính thức công bố vào hôm qua 14/02/2018 bản báo cáo thường niên về tương quan lực lượng quân sự trên thế giới – The Military Balance 2018.
Trong ấn bản năm nay, IISS đặc biệt ghi nhận đà vươn lên về mặt quân sự của Trung Quốc và Nga, có tác động thay đổi thế cân bằng quân sự hiện hữu.
Bối cảnh chung, theo Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Luân Đôn, vẫn là một thế giới không chắc chắn, với các mối đe dọa khủng bố xuyên quốc gia vẫn tồn tại.
Thế nhưng, yếu tố mới là đà vươn lên về mặt quân sự của Trung Quốc và Nga, cũng như sự tụt hậu của một nền Quốc Phòng Châu Âu thống nhất, cho dù « nhận thức về các mối đe dọa đang thay đổi ở các nước châu Âu » thúc đẩy các quốc gia này chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng.
Đánh giá về Trung Quốc, Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế thẩm định rằng Bắc Kinh tiếp tục tăng cường khả năng quân sự, và các loại tên lửa và chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới của Trung Quốc sẽ tạo nên hoài nghi về sức mạnh độc tôn của Hoa Kỳ trong lãnh vực không quân.
Còn trên biển, từ đầu những năm 2000, Trung Quốc đã sản xuất nhiều tàu chiến hơn Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Trong vỏn vẹn bốn năm, trọng tải tàu quân sự mà Trung Quốc hạ thủy đã vượt quá tổng trọng tải của toàn bộ Hải Quân Pháp.
Về Nga, theo IISS, nước này vẫn tiếp tục sử dụng vũ lực trong khu vực chung quanh mình và tại các nước ở xa. Mátxcơva đã phát huy các chiến lược nhằm tăng cường ảnh hưởng, sử dụng đòn bẩy tài chính và tuyên truyền để chiêu mộ các nhóm thiểu số nói tiếng Nga và các đảng chính trị thân Nga.
Theo ông John Chipman, giám đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế, Nga cũng tiến hành một cuộc chiến tranh trên mạng để can thiệp vào các tiến trình dân chủ tại các nước khác.
Riêng về châu Âu, xu hướng được Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ghi nhận là việc tái vũ trang.
Theo tính toán của IISS, chi tiêu quân sự của châu Âu đã tăng 3,6% vào năm 2017 ; vấn đề là ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển vẫn còn hạn chế.
Theo ông John Chipman, ngân quỹ dành cho đổi mới và sáng tạo của các đại gia trong ngành công nghiệp vũ khí như Boeing, Lockheed Martin của Mỹ và BAE của Anh, còn cao hơn tất cả các nước châu Âu gộp lại, ngoại trừ hai nước Pháp và Anh.
Tin mới
- Manila sẽ đặt tên cho các thực thể dưới đáy biển ở vùng Benham Rise - 17/02/2018 01:03
- Đức tổ chức Hội nghị An ninh Munich 2018 - 17/02/2018 00:28
- Quan hệ Đức-Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thể được sưởi ấm - 17/02/2018 00:21
- Nga xác nhận có 5 kiều dân bị chết vì oanh kích của Mỹ ở Syria - 16/02/2018 17:28
- Mỹ: Thủ phạm vụ thảm sát ở Parkland bị truy tố về tội cố sát - 16/02/2018 17:19
- Tổng thống Đài Loan chúc Tết « bạn bè » Trung Quốc - 15/02/2018 23:33
- Afghanistan: Hơn 10.000 thường dân là nạn nhân chiến sự năm 2017 - 15/02/2018 22:51
- Pháp: Thất nghiệp xuống dưới ngưỡng 9% vào cuối năm 2017 - 15/02/2018 22:40
- Căng thẳng Iran-Israel đặt Nga trong thế khó xử - 15/02/2018 22:34
- Nhật và Mỹ quyết tâm duy trì áp lực trên Bắc Triều Tiên - 15/02/2018 22:10
Các tin khác
- Chủ tịch đảng Cộng Sản trở thành tân thủ tướng Nepal - 15/02/2018 15:53
- Tổng thống Mỹ và chủ tịch nước Việt Nam điện đàm nhân dịp Tết - 15/02/2018 15:43
- Giáo hoàng Francis chúc Tết Nguyên Đán - 15/02/2018 15:08
- Bắc Kinh cho báo chí chế nhạo ý định tuần tra Biển Đông của Anh - 15/02/2018 03:07
- Tình báo Mỹ khẳng định Nga tiếp tục can thiệp vào bầu cử Hoa Kỳ 2018 - 15/02/2018 03:00
- Nói dối về Putin : Ngoại trưởng Hà Lan phải từ chức - 15/02/2018 02:31
- Mỹ lại dọa trừng phạt Bắc Kinh về thương mại - 14/02/2018 19:13
- Mỹ muốn đưa Pakistan trở lại danh sách nước tài trợ khủng bố - 14/02/2018 18:30
- Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp : Căng thẳng trên biển Egée - 14/02/2018 18:20
- Syria: Pháp sẽ ''đánh'' nếu Damas thật sự dùng vũ khí hóa học - 14/02/2018 18:13