Tổng thống Pháp Macron thăm Trung Quốc để thắt chặt quan hệ song phương
- Thứ Hai, 08 tháng Giêng năm 2018 02:49
- Tác Giả: Thanh Phương
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte tiếp khách mời nhí tại điện Elysée nhân dịp Giáng Sinh. Ảnh chụp ngày 13/12/2017.
REUTERS/Etienne Laurent
Ngày 07/01/2017, tổng thống Pháp Emmanuel Macron rời Paris để đi thăm Trung Quốc trong 3 ngày nhằm xác lập quan hệ cá nhân với chủ tịch Tập Cận Bình và kiến tạo một liên minh giữa Paris với Bắc Kinh trên các hồ sơ như môi trường, chống khủng bố, Bắc Triều Tiên hay Syria.
Đây sẽ là chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên của một lãnh đạo châu Âu kể từ sau Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc tháng 10/2017, củng cố thêm thế lực của ông Tập Cận Bình.
Còn đối với tổng thống Pháp, đây là chuyến công du đầu tiên của ông ở châu Á.
Tháp tùng ông Macron trong chuyến viếng thăm Trung Quốc bắt đầu từ ngày 08/01 sẽ có phu nhân tổng thống Pháp Brigitte và hơn 50 lãnh đạo doanh nghiệp.
Theo hãng tin AFP, tổng thống Macron được dân Trung Quốc biết đến nhiều qua chuyện tình của ông với bà Brigitte Macron.
Sự chênh lệch gần 25 tuổi giữa hai người gây ấn tượng rất mạnh tại một quốc gia mà đàn ông thường lấy vợ trẻ hơn rất nhiều.
Một trong những hồ sơ sẽ được đề cập đến trong chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của tổng thống Pháp sẽ là chống biến đổi khí hậu.
Là quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới, nhưng cũng là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào các năng lượng sạch, Trung Quốc nay đóng một vai trò trọng yếu kể từ khi Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp định Paris về khí hậu. Paris muốn cùng với Bắc Kinh thúc đẩy thế giới trên hồ sơ này.
Tổng thống Macron cũng sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về khủng hoảng Bắc Triều Tiên, hồ sơ mà Pháp có thể đóng vai trò trung gian hòa giải.
Về kinh tế, ông Macron muốn cân bằng lại quan hệ thương mại Pháp - Trung vì mức thâm thủng mậu dịch lớn nhất của Pháp chính là với Trung Quốc, khoảng 30 tỷ euro.
Nhưng vấn đề nhạy cảm nhất chính là việc Liên Hiệp Châu Âu nay muốn gia tăng kiểm soát các dự án đầu tư chiến lược của các tập đoàn không thuộc châu Âu, mà chủ yếu là của Trung Quốc.
Về phần mình, Bắc Kinh muốn tổng thống Macron nêu rõ lập trường của châu Âu về dự án các Con đường Tơ lụa mới, tức là các dự án cơ sở hạ tầng đại quy mô giữa Trung Quốc với châu Âu.
Về mặt chiến lược, tổng thống Emmanuel Macron hy vọng có được sự yểm trợ của Trung Quốc cho lực lượng quân sự của nhóm G5 (gồm 5 nước châu Phi Mauritanie, Mali, Burkina Faso, Niger và Tchad) chống khủng bố ở khu vực Sahel.
Tin mới
- Con Đường Tơ Lụa Mới và ý đồ bành trướng của Trung Quốc chia rẽ châu Âu - 08/01/2018 20:24
- Với Trung Quốc, tổng thống Pháp là đối tác lý tưởng cho "con đường tơ lụa mới" - 08/01/2018 20:05
- Anh Quốc : Thủ tướng Theresa May chuẩn bị cải tổ nội các - 08/01/2018 18:55
- Thổ Nhĩ Kỳ cho mở lại một nhà thờ của Bulgari tại Istanbul - 08/01/2018 18:50
- Quân đội Syria tăng tốc tiến về tỉnh Idleb - 08/01/2018 18:44
- Trung Đông : Israel lại kêu gọi quốc tế ngưng giúp người tị nạn Palestine - 08/01/2018 18:36
- Việt Nam : Kinh tế tăng mạnh nhưng vẫn còn nhiều nhược điểm - 08/01/2018 17:54
- Phiến quân Rohingya tấn công quân đội Miến Điện - 08/01/2018 03:21
- Cam Bốt kỷ niệm 39 năm chiến thắng chế độ Khmer Đỏ - 08/01/2018 03:05
- Pháp tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố Charlie Hebdo và Hyper Cacher - 08/01/2018 02:57
Các tin khác
- Mỹ nghiên cứu khả năng Pakistan trả đũa - 08/01/2018 02:31
- Mỹ - Bắc Triều Tiên : Đối thoại Trump - Kim Jong Un ? - 07/01/2018 23:23
- Chuyến bay MH370 : Cuộc tìm kiếm vô vọng trong 4 năm - 06/01/2018 21:55
- Trung Quốc khóa bớt van cấp dầu cho Bắc Triều Tiên - 06/01/2018 21:46
- Trung Quốc đóng chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba - 06/01/2018 21:38
- Mỹ dọa cắt 2 tỷ đô la tiền viện trợ cho Pakistan - 06/01/2018 20:57
- Nga - Mỹ bất đồng sâu sắc về biểu tình tại Iran - 06/01/2018 20:49
- An ninh thắt chặt sát lễ Noel của người Thiên Chúa Giáo Ai Cập - 06/01/2018 20:39
- Mỹ ngưng viện trợ an ninh cho Pakistan - 05/01/2018 21:10
- Trung Quốc: Một người Tây Tạng phải ra tòa vì bảo vệ tiếng Tây Tạng - 05/01/2018 20:51