Vũ khí TQ ở Trường Sa: Hà Nội và Kuala Lumpur phản đối, Manila dè dặt
- Chúa Nhật, 18 tháng Mười Hai năm 2016 15:04
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Đảo Đá Lát, thuộc quần đảo Trường Sa, ảnh chụp ngày 30/11/2016.
Trevor Hammond/Planet Labs/Handout via Reuters
Ngay sau khi vụ Trung Quốc bố trí vũ khí trên các đảo nhân tạo trong tay họ ở quần đảo Trường Sa được tiết lộ, hai nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc là Việt Nam và Malaysia đã lên tiếng phản đối, trong lúc nước trước đây rất cứng rắn với Bắc Kinh là Philippines lại tỏ thái độ rất dè dặt.
Về phản ứng của Việt Nam, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình ngay từ hôm thứ Sáu 16/12/2016 đã tuyên bố « hết sức quan ngại », và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo ông Lê Hải Bình, Việt Nam « phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, phản đối các hoạt động quân sự hóa, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông ».
Về phần Malaysia, nước này cũng có phản ứng cứng rắn nhưng thận trọng hơn. Bộ trưởng Quốc Phòng nước này, ông Hishammuddin Hussein, cho biết sẽ gửi thư cho đồng nhiệm Trung Quốc Thường Vạn Toàn để hỏi rõ vấn đề.
Theo nhân vật này, nếu quả đúng là Bắc Kinh đang bố trí các hệ thống phòng không trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, « Malaysia sẽ bị buộc phải tìm giải pháp chống lại ».
Việc ông Hishammuddin Hussein yêu cầu Bắc Kinh làm sáng tỏ vấn đề được cho là hoàn toàn thừa thãi, vì chính bộ Quốc Phòng và bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã công khai thừa nhận việc họ đưa vũ khí đến Trường Sa, vì đó là « lãnh thổ Trung Quốc ».
Đáng chú ý nhất là phản ứng của Philippines. Theo ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay, nước ông sẽ không làm bất kỳ điều gì liên quan đến việc Trung Quốc triển khai vũ khí tại Trường Sa vì họ « không thể ngăn chặn Trung Quốc tại thời điểm này ».
Theo hãng tin Mỹ AP, khi được hỏi là liệu Philippines có ra tuyên bố về vụ việc, hay yêu cầu Bắc Kinh giải thích hay không, ngoại trưởng Philippines khẳng định rằng nước ông sẽ không làm bất kỳ điều gì có thể gây căng thẳng với Trung Quốc, làm tổn hại đến hòa khí giữa hai bên.
Quan điểm chiều lòng Trung Quốc được chính tổng thống Philippines Rodrigo Duterte xác nhận thêm vào hôm qua 17/12, khi ông cho biết sẽ tạm gác qua một bên phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, không muốn áp đặt một điều bất lợi cho Trung Quốc.
Tin mới
- Miến Điện: ASEAN họp khẩn bàn về khủng hoảng người Hồi Giáo Rohingya - 19/12/2016 17:46
- Cuộc họp báo cuối cùng của Obama - 19/12/2016 01:15
- Xa lộ đóng băng gây tai nạn chết người ở Baltimore - 19/12/2016 00:47
- Syria: Damas và phe nổi dậy đồng ý tiếp tục chiến dịch sơ tán ở Aleppo - 19/12/2016 00:31
- Tổng thống Venezuela gia hạn việc sử dụng giấy bạc lớn 100 bolivar - 19/12/2016 00:22
- Đức – Pháp : Biểu tình lên án cuộc chiến Syria và đoàn kết với Aleppo - 19/12/2016 00:15
- Syria : Hội Đồng Bảo An bỏ phiếu về nghi quyết do Pháp bảo trợ - 18/12/2016 22:57
- Putin dọa Sarkozy : « Nếu anh còn tiếp tục như vậy, tôi nghiền nát anh đấy » - 18/12/2016 22:40
- Bắc Triều Tiên: Hạt nhân, điểm đen trong bản tổng kết nhiệm kỳ đầu tiên của Kim Jong Un - 18/12/2016 22:09
- Mỹ khẳng định tiếp tục hợp tác với tổng thống Philippines - 18/12/2016 21:51
Các tin khác
- Bắc Kinh chấp nhận trả lại Mỹ chiếc tàu ngầm quan sát hải dương - 18/12/2016 14:41
- Thời tiết nguy hiểm và lạnh cóng nhiều nơi ở Mỹ - 17/12/2016 23:54
- Hỗn loạn vì luật giới hạn quyền tự do báo chí tại Quốc Hội Ba Lan - 17/12/2016 23:28
- Phóng Viên Không Biên Giới yêu cầu Việt Nam thả luật sư Nguyễn Văn Đài - 17/12/2016 16:56
- Tin tặc bầu cử Mỹ : Obama trực tiếp tố cáo Putin - 17/12/2016 16:03
- Người Mỹ và Việt Nam thích tìm gì trên Google? - 16/12/2016 21:52
- Trung Quốc ngang nhiên tịch thu ‘drone’ của Mỹ trên Biển Đông - 16/12/2016 19:47
- Châu Âu triển hạn 6 tháng lệnh trừng phạt Nga - 16/12/2016 19:00
- Chính quyền Damas cho ngừng chiến dịch di tản khỏi Aleppo - 16/12/2016 17:59
- Hàn Quốc : Các nhà điều tra muốn khám phủ tổng thống - 16/12/2016 17:33