Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tiến bộ tên lửa Bắc Triều Tiên đẩy Nhật Bản vào hiểm cảnh

Tauchien-My-Nhat


Khu trục hạm Mỹ USS Mustin (DDG 89) và chiến hạm Nhật JS Kirisame (DD104) trong cuộc tập huấn ở Biển Đông, ngày 21/04/2015.
Reuters

Thành công trong các đợt bắn thử tên lửa đã giúp Bắc Triều Tiên vươn lên dẫn đầu trong cuộc chạy đua vũ khí dài hai thập niên với Nhật Bản, và đặt Nhật trong thế yếu.
Lý do là Tokyo không chắc là có thể đối phó với một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên mà không có sự hỗ trợ của Mỹ.

Đây là nhận định của giới quan sát viên quân sự được hãng tin Anh Reuters ngày 04/10/2016 trích dẫn..

Dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un, Bắc Triều Tiên đã cho bắn thử 21 hỏa tiễn từ đầu năm đến nay, một sự bùng nổ chưa từng thấy khiến các láng giềng và cộng đồng quốc tế quan ngại.

Một viên chỉ huy quân sự Nhật giải thích : « Tiến bộ của họ nhanh hơn là những gì dự kiến », trong lúc « hệ thống chống tên lửa của Nhật hiện nay đang gặp hạn chế trong hoạt động ».

Các kế hoạch nâng cấp hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo Nhật Bản chỉ bắt đầu sớm nhất là vào tháng Tư năm 2017, trong lúc việc triển khai hệ thống mới có chức năng phá hủy các đầu đạn bắn vào thì phải mất hàng năm trời mới hoàn tất.

Do phải tuân theo lịch trình sản xuất, và bị ngân sách eo hẹp, Nhật Bản có thể tìm cách dựa nhiều hơn vào đồng minh Hoa Kỳ để đối phó với các cuộc tấn công.
Một nguồn tin khác từ quân đội Nhật cho rằng « Giải pháp duy nhất hiện nay có lẽ là dựa vào Mỹ để ngăn chận » tên lửa Bắc Triều Tiên.

Hiểm họa đến từ hỏa tiễn Musudan của Bắc Triều Tiên

Tokyo và Bình Nhưỡng đã lao vào cuộc chạy đua vũ trang từ năm 1998, khi Bắc Triều Tiên bắn một hỏa tiễn bay ngang qua bầu trời Nhật Bản.

Vào tháng Sáu, một hỏa tiễn tầm trung Musudan của Bắc Triều Tiên đã đạt đến độ cao 1000 km trên một đạn đạo hình vòng cung, đánh dấu một bước tiến có thể cho phép đầu đạn của Bắc Triều Tiên vượt qua đầu hàng tên lửa phòng ngự bắn đi từ các khu trục hạm BMD Aegis của Nhật tuần tra ở Biển Nhật Bản.

Trong bối cảnh đó, tuyến phòng thủ cuối cùng của Nhật Bản là giàn hỏa tiễn cũ hơn PAC – 3 Patriot, đang bảo vệ các thành phố lớn trong đó có Tokyo. Một chương trình nâng cấp hỏa tiễn này trị giá 1 tỷ đô la sẽ bắt đầu thực hiện sau tháng Ba, nhưng, theo nhiều nguồn tin, kết quả sẽ không có trước Thế vận hội Tokyo 2020.

Đầu đạn gắn trên các hỏa tiễn như Rodong của Bắc Triều Tiên, với tâm bắn 1.300 km, được bắn đi với tốc độ đến 3km/giây.
Nhưng tên lửa Musudan có thể đi xa 3.000 km, và từ trên không trung lao xuống với tốc độ 21 km/giây. Tốc độ này quá nhanh so với giàn Patriot hiện có.

Bộ Quốc Phòng Nhật cho biết cũng có kế hoạch nâng cấp khả năng của tên lửa hỏa tiễn SM-3 trên hạm đội khu trục hạm Aegis nhỏ bé mình.
Hỏa tiễn SM-3 là nhằm phá hủy các đầu đạn ở rìa không gian, nhưng Nhật không chắc có thể phá được Musudan.

Một thế hệ tên lửa SM-3 mới và mạnh hơn, do Nhật và Mỹ hợp tác phát triển, gần như sắp hoàn tất và Tokyo dự định mua những hỏa tiễn đầu tiên SM-3 mới này vào năm tới.
Thế nhưng số lượng mua là bao nhiêu, và thời điểm triển khai loại vũ khí mới này chưa được tiết lộ.

Về lâu về dài, Nhật đang xem xét khả năng hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD Lockheed Martin, thiết lập thêm một tuyến phòng ngự dùng khu trục hạm BMB Aegis, hoặc là đặt hệ thống Aegis trên bờ để tăng cường sức phong thủ.

Nhưng vấn đề là sẽ mất nhiều năm, vì cần có thời gian nghiên cứu công nghệ, bảo đảm ngân sách thực hiện, cũng như thiết kế và tích hợp các công cụ mới này vào hệ thống.

Trợ giúp của Mỹ

Trong lúc Nhật vật vã tìm cách tăng cường hệ thống phòng thủ, thì Hoa Kỳ tiến thêm một bước trợ giúp người láng giềng Hàn Quốc, cam kết vào tuần qua đẩy nhanh việc triển khai hỏa tiễn THAAD

Cuối tháng 8, bộ trưởng Quốc Phòng Hà Quốc Han Min-Koo, công nhận: “Chúng tôi vẫn nghĩ là vấn đề cần thời gian, nhưng bây giờ thì dù có nói gì chăng nữa, thì miền Bắc đã hành động với một tốc độ ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi”.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Gary Ross nói rằng Hoa Kỳ gần đây đã tái khẳng định quyết tâm “kiên định” là bảo vệ cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản, với tất cả khả năng của Hoa Kỳ từ vũ khí công ước đến hạt nhân, hỏa tiễn phòng thủ.

Trả lời thư điện tử, ông Ross cho rằng : “Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ nỗ lực của Hàn Quốc và Nhật nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của họ trước mối đe dọa hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên."

Theo Reuters, trước mắt lực lượng của Nhật khá khiêm tốn: Tokyo có 4 khu trực hạm trang bị hệ thống Aegis, mỗi chiếc có 8 hỏa tiễn SM-3.
Nhưng hai chiếc đang trong tình trạng tu sửa, chỉ còn hai chiếc để theo dõi hỏa tiễn Bắc Triều Tiên.

Một viên chức quân đội nêu mối lo ngại là “đe dọa tăng cao vào lúc mà Nhật Bản lâm vào cảnh thiếu tàu Aegis” cho nên hợp tác với tàu của Mỹ triển khai ở Nhật Bản sẽ trở nên then chốt.

Nhật đã lên kế hoạch là cho đến tháng 3/2019, đội tàu Aegis sẽ lên thành 8 chiếc, nhưng với việc huấn luyện và tu sửa thì trong thực tế, sẽ chỉ có hai chiếc có khả năng hoạt động, tuần tra bình thường.

Lực lượng tăng cường của Mỹ hiện đang di chuyển qua vùng Châu Á này.
 Trong kế hoạch tăng cường sự hiện diện, nêu lên trước đợt thử tên lửa gần đây nhất của Bắc Triều Tiên, Hải quân Mỹ đã gia tăng lượng tàu trang bị hệ thống BMD Aegis, từ 7 chiếc tuần tra trong vùng từ hai năm qua, lên 10 chiếc.

Nhưng tất cả điều này có đủ để đối phó với những tiến bộ của Bắc Triều Tiên sắp tới hay không, thì cần phải chờ xem.

Switch mode views: