Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hội nghị tài trợ cho Syria tại Anh : Mục tiêu 9 tỉ đô la

SYRIA-DONORS

Thủ tướng Đức Angela Merkel (giữa) tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Syria ở Luân Đôn (Anh Quốc) ngày 04/02/2016.
REUTERS/Stefan Rousseau/pool

Trong lúc đối thoại tìm hòa bình cho Syria tại Vienna bị đình hoãn, hôm nay 04/02/2016 tại Luân Đôn, một hội nghị các nhà tài trợ cho người tị nạn Syria đã được tổ chức.
Mục tiêu của hội nghị là huy động 9 tỉ đô la, mức hỗ trợ tối thiểu cần có, theo Liên Hiệp Quốc.

Theo các nhà quan sát, cho đến nay quốc tế chưa làm được gì đáng kể để hỗ trợ những nạn nhân của cuộc chiến Syria, nhất là tại các quốc gia láng giềng Trung Cận Đông, nơi tiếp nhận khoảng 4 triệu dân tị nạn.
Hôm trước hội nghị, khoảng 90 tổ chức phi chính phủ họp tại Luân Đôn cũng đã kêu gọi gia tăng đóng góp.

Thông tín viên Muriel Delcroix tường trình từ Luân Đôn :

« Các đối tác tổ chức hội nghị Luân Đôn, Anh Quốc, Đức, Na Uy, Koweit và Liên Hiệp Quốc, cương quyết gây áp lực lên các quốc gia để mỗi nước tăng gấp đôi phần đóng góp tài chính, nhưng họ cũng muốn ngăn cản tình trạng gọi là " một thế hệ bị đánh mất ", có nghĩa là một thế hệ người Syria không được giáo dục, không có công ăn việc làm và không tương lai.

Thủ tướng Anh David Cameron tiếp đón hơn 70 lãnh đạo quốc tế, trong đó có thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, cùng nhiều đại diện của các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân.

Mục tiêu của hội nghị này là huy động được khoảng 8 tỉ euro cho các nạn nhân của xung đột Syria.

Các nhà tài trợ được kêu gọi rút hầu bao, nhưng không chỉ có vậy. Thủ tướng Anh muốn có những hành động cụ thể, như tạo công ăn việc làm và thiết kế các chương trình giáo dục cho những gia đình tị nạn tại một số quốc gia láng giềng với Syria.
Ông Cameron cũng đề nghị tạo điều kiện cho các trao đổi kinh tế giữa Jordani và Liên Hiệp Châu Âu, và áp đặt số lượng tối thiểu người Syria cần được tiếp nhận trong một số lĩnh vực.

Trước lời kêu gọi này, các nhà tài trợ tỏ ra rất nhiệt tình. Hôm qua, 03/02, Liên Hiệp Châu Âu vừa thông qua một quỹ trợ giúp trị giá tổng cộng 3 tỉ euro để hỗ trợ những người tị nạn Syria sống tại Thổ Nhĩ Kỳ, đổi lại việc Ankara nỗ lực ngăn cản làn sóng nhập cư vào châu Âu ».

Bên cạnh 4,2 triệu người Syria ra nước ngoài tị nạn, còn có khoảng 13,5 triệu người phải đi sơ tán trong nước.
Liên Hiệp Quốc cho biết, trong năm 2015 chỉ nhận được 3,3 tỉ đô la trợ giúp cho người tị nạn, so với 8,4 tỉ cam kết.

Theo tổ chức phi chính phủ Oxfam, đóng góp của các nước giàu trong lĩnh vực này nhìn chung là quá nhỏ.
Trong khi Đức, Hà Lan, Thụy Điển và Anh Quốc được ca ngợi là « tiếp tục hào phóng », thì Qatar, Ả Rập Xê Út và Hoa Kỳ bị phê phán là không giữ lời hứa.
Riêng Na Uy, Bỉ và Koweit đóng góp vượt mức cam kết.

Vẫn theo Oxfam, Nga, Pháp và Úc, các nước can dự sâu vào xung đột Syria, cũng được đánh giá là đóng góp ít trên bình diện nhân đạo.
Nga đặc biệt bị chỉ trích, vì chỉ góp có 1% viện trợ cam kết trong năm 2015.

Hòa đàm về Syria tại Genève bị gián đoạn

Hôm qua, 03/02/2016, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria, ông Staffan de Mistura thông báo các cuộc đàm phán hòa bình cho Syria tại Genève bị ngừng lại cho đến ngày 25 tháng Hai.

Sau cuộc tiếp xúc kéo dài nhiều giờ với các đại diện đối lập Syria trong một khách sạn ở Genève, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc đã phải ra thông báo tạm « nghỉ » trong cuộc thương lượng hòa bình vừa được khởi sự vài ngày.

Ông Mistura cho biết đã ấn định ngày 25 tháng Hai tới đây các bên sẽ tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán.
Ông khẳng định đây « không phải là kết thúc hay thất bại » mà các bên vẫn còn nhiều việc phải làm để khởi động tiến trình chính trị.

Trước ngày các bên trở lại bàn đàm phán như dự tính, dự kiến vào ngày ngày 11/2 tại Munich sẽ có một cuộc họp của nhóm các nước ủng hộ Syria, bao gồm hai chục nước ủng hộ chế độ Damas cũng như đối lập Syria,.

Dưới sức ép và nỗ lực của quốc tế, vòng đàm phán hòa bình cho Syria đã được khởi động từ thứ Sáu ( 29/01)với cuộc tiếp xúc giữa đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Staffan Mistura.
 Một ngày sau, đoàn đối lập Syria cũng đến Genève nhưng chỉ gặp đại diện Liên Hiệp Quốc và từ chối tham gia tiến trình đàm phán với đại diện của Damas với lý do đòi hỏi nhân đạo của họ trên thực địa không được đáp ứng.

Trong khi đó, hôm nay trên thực địa chiến trường Syria, quân đội của chế độ Bachar al Assad tiếp tục giành thắng lợi trong cuộc tấn công tiến chiếm tỉnh Alep, một thành trì của phe nổi dậy.
Pháp và Hoa Kỳ đã lên án gay gắt cuộc tấn công này chỉ nhằm vào các nhóm đối lập và thường dân.

Hy Lạp cam kết lập 5 trung tâm tị nạn trước 15/02

Riêng về các nỗ lực đối phó với làn sóng nhập cư qua ngả Hy Lạp, bên cạnh việc khối 28 nước châu Âu phê chuẩn quỹ 3 tỉ euro cho Thổ Nhĩ Kỳ, hôm nay 04/02/2016, Bộ Quốc phòng Hy Lạp thông báo nước này đã sẵn sàng lập 5 « hotspot », tức trung tâm tiếp nhận người xin tị nạn, trước thời hạn cam kết ngày 15/02.

Các đảo Hy Lạp nằm sát bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ là nơi người tị nạn Syria ồ ạt đổ sang, từ đó dễ dàng đi sang các nước châu Âu khác.
Kể từ đầu tháng 1/2016, người tị nạn vẫn không ngừng tới Hy Lạp, với số lượng tổng cộng 62.000 người, theo Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM).

Việc Hy Lạp bất lực trước việc kiểm soát dòng người tị nạn đe dọa không gian tự do đi lại Schengen.
Một loạt nước châu Âu đã phải lập trạm kiểm soát biên giới, để đối phó với dòng người nhập cư.

Các trạm « hotspot », có chức năng ghi danh và lập hồ sơ người tị nạn, là một biện pháp chủ yếu trong chính sách nhập cư chung của Liên Hiệp Châu Âu, theo chủ trương của Pháp và Đức.

Hôm nay, bộ trưởng Nội vụ Pháp tới thị sát một « hotspot » mới lập của Hy Lạp tại đảo Lesbos, hòn đảo nhỏ nằm sát Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tiếp nhận khoảng một nửa số người vượt biển mỗi ngày vào nước này.

Switch mode views: