Truyền thông Trung Quốc bôi nhọ 7 nhà hoạt động xã hội
- Thứ Tư, 23 tháng Mười Hai năm 2015 18:50
- Tác Giả: Thu Hằng
Ông Tăng Phi Dương (Zeng Fei Yan), Giám đốc trung tâm người lao động nước ngoài.
@China Labour Bulletin
Cơ quan thông tấn Nhà nước Trung Quốc cáo buộc 7 nhà hoạt động bảo vệ người lao động đã « xúi giục công nhân đình công », nhận tài trợ nước ngoài và « gây rối trật tự xã hội ».
Các hội đoàn nhân quyền chỉ trích những cáo buộc trên.
Các cáo buộc được đưa ra vào đúng lúc các nhóm nhân quyền cho rằng chính quyền Trung Quốc đang tiến hành chiến dịch đàn áp bất đồng chính kiến lớn nhất từ hai thập kỷ nay.
Chính quyền Bắc Kinh đã bắt giữ hàng trăm nhà hoạt động đòi Trung Quốc phải cải tổ.
Trong bản tin ngày 22/12/2015, Tân Hoa xã liệt kê các cáo buộc đối với ông Tăng Phi Dương (Zeng Fei Yan), Giám đốc trung tâm người lao động nước ngoài, có trụ sở tại quận Phiên Ngung (Panyu), Quảng Châu.
Ông Tăng bị bắt ngày 04/12/2015 cùng với một số người khác vì « xúi giục người lao động đình công, gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội và gây trở ngại cho các nhà máy ».
Tân Hoa Xã còn « cung cấp » thông tin đời tư của ông Tăng, theo đó Giám đốc trung tâm Phiên Ngung đã lập gia đình nhưng có « ít nhất tám người tình ». Ông này thường gửi video sex và « tin nhắn sàm sỡ » để quyến rũ phụ nữ trên mạng internet.
Ngoài ra, theo tổ chức Ân xá Quốc tế, có 6 nhà hoạt động khác cũng bị bắt giữ, gồm Chu Tiểu Mai (Zhu Xiao Mei), Hà Tiểu Ba (He Xiao Bo), Mạnh Hàn (Meng Han), Cổ Bành Dũng (Peng Jia Yong), Đặng Tiểu Minh (Deng Xiao Ming) và Đường Hoàng Hưng (Tang Huan Xing).
Ngay lập tức, rất nhiều ý kiến chỉ trích và nhấn mạnh là những người bị bắt không được xét xử công bằng.
Trong buổi họp báo ngắn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi khẳng định là các phiên tòa sẽ được xét xử « đúng với luật pháp ». Chính quyền tỉnh Quảng Đông và cơ quan an ninh từ chối trả lời hãng tin Reuters.
Tháng 11/2015, tổ chức phi chính phủ bảo vệ người lao động China Labour Bulletin, trụ sở tại Hồng Kông, ghi nhận 56 cuộc đình công tại Quảng Đông và cho rằng đây là một kỷ lục.
Nguyên nhân chính là do các nhà máy đóng cửa, chủ nhân bỏ trốn, không trả lương công nhân.
Related news items:
Tin mới
- Hội Đồng Bảo An ủng hộ một chính phủ liên hiệp tại Libya - 24/12/2015 20:40
- Chính trường Pháp bị chia rẽ vì vấn đề tước quốc tịch - 24/12/2015 20:29
- Ấn Độ - Nga để đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và năng lượng - 24/12/2015 19:37
- Nhật dự kiến ngân sách kỷ lục cho quốc phòng - 24/12/2015 19:24
- ASEAN nhận lời mời dự thượng đỉnh với Mỹ - 24/12/2015 19:16
- Liên Hiệp Quốc chỉ trích liên quân Ả Rập oanh kích thường dân Yemen - 23/12/2015 21:27
- Chống IS : Irak cố chiếm lại Ramadi - 23/12/2015 21:21
- Pháp phá vỡ thêm một âm mưu khủng bố - 23/12/2015 19:52
- Trung Quốc đòi một phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc tại - 23/12/2015 19:41
- Thái Lan: Quân đội từ bỏ quyền lãnh đạo năm 2017 - 23/12/2015 18:56
Các tin khác
- Châu Âu bắt đầu đàm phán về tự do mậu dịch với Philippines - 23/12/2015 18:42
- Trung Quốc hứa cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị - 23/12/2015 18:28
- Tàu tuần duyên vũ trang Trung Quốc vào gần Senkaku/Điếu Ngư - 23/12/2015 18:21
- Chống nhập cư: Quốc tế lên án Hungary - 23/12/2015 00:42
- Nga chỉ trích Châu Âu về việc triển hạn các trừng phạt kinh tế - 23/12/2015 00:33
- Star Wars VII : Thần lực đã thức tỉnh - 22/12/2015 19:37
- Syria : Hơn 30 quân nổi dậy thiệt mạng vì không kích - 22/12/2015 18:46
- Thế vận hội 2020 : Nhật chọn dự án sân vận động mới - 22/12/2015 18:01
- Indonesia trừng phạt nghiêm khắc các công ty gây cháy rừng - 22/12/2015 17:50
- Đại hội Đảng thứ 12 : Việt Nam có sẽ « xoay trục » sang phương Tây ? - 22/12/2015 16:45