Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thổ Nhĩ Kỳ mở hai mặt trận chống khủng bố tại Syria và Irak

SYRIA-TURKEY-CONVOY

Một đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực gần biên giới với Syria.
REUTERS/Umit Bektas

Từ hôm qua 24/07/2015, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường các cuộc tấn công chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và phiến quân thuộc Đảng những Người lao động Kurdistan (PKK) tại Irak.

 Hôm nay, Thủ tướng Ahmet Davutoglu cho biết đợt tấn công thứ ba cả trên không và trên bộ tiếp tục được tiến hành.

Theo cơ quan thông tấn của chính phú Anatolie, được AFP trích dẫn, chỉ vài giờ sau trận oanh kích đầu tiên, 20 máy bay ném bom của không quân Thổ Nhĩ Kỳ lại cất cánh từ căn cứ Diyarbakir (phía đông nam) ngay trong đêm qua để tấn công nhiều vị trí của IS đóng trên lãnh thổ Syria.
Pháo binh cũng cũng nổ súng nhắm vào nhiều mục tiêu của IS và PKK trong khuôn khổ chiến dịch này.

Cũng trong tối hôm qua, các máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành oanh kích 7 mục tiêu của phiến quân PKK tại các khu căn cứ sau dãy núi Kandil, như chỗ ẩn náu, nhà kho, kho chứa đạn dược.

Tuy nhiên, cuộc phản công chống chiến binh người Kurdistan đe dọa chấm dứt tiến trình hòa bình còn rất mong manh được các bên cam kết từ mùa thu 2012.
Cuộc nổi dậy của người Kurdistan từ năm 1984 đã khiến khoảng 40.000 người chết trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Song song với các chiến dịch oanh kích, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường truy bắt những đối tượng bị tình nghi là thành viên của hai lực lượng trên.

Thủ tướng Ahmet Davutoglu cho biết, từ hôm qua 24/07, trên toàn lãnh thổ nước này, cảnh sát đã bắt giữ 590 người bị tình nghi có liên quan tới tổ chức Nhà nước Hồi giáo hay phiến quân PKK.

Các chiến dịch quân sự trên là đòn đáp trả của Ankara sau một vụ khủng bố tự sát đẫm máu khiến 32 người chết, do một thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện thứ Hai vừa qua tại thành phố Suruc (miền nam), gần biên giới với Syria.

Chính phủ cho rằng IS là tác giả của vụ khủng bố trên, song cho tới hiện nay, vẫn chưa ai đứng ra nhận trách nhiệm.
Các cuộc không kích đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách được đánh giá là không rõ ràng của Ankara.

Từ lâu, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc là làm ngơ, thậm chí là ủng hộ các tổ chức cực đoan chống chế độ Damas.
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, trực tiếp tham gia tấn công, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ phải hứng chịu đòn trả thù và người Kurdistan sẽ hưởng lợi từ tình hình hiện nay.


Switch mode views: