Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc chấp nhận Đài Loan tham gia AIIB với tên gọi "thích hợp"

ASIA-AIIB

Lễ khai mạc dự án thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á tại Bắc Kinh, ngày 24/10/2014.
REUTERS/Takaki Yajima

Hôm nay, 1/4/2014, Trung Quốc cho biết Đài Loan có thể tham gia vào Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á AIIB, một dự án do Bắc Kinh khởi xướng, nhưng với điều kiện phải dưới một tên gọi thích hợp.

Sau khi Đài Loan ngỏ ý muốn tham gia AIIB, hãng thông tấn chính thức Trung Quốc hôm nay dẫn lời một quan chức Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng chấp nhận Đài Loan tham gia, nhưng với tên gọi tư cách pháp nhân "thích hợp".

Trước đó, vào hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngỏ ý từ chối đơn xin gia nhập của Đài Loan vào AIIB.
Tân Hoa xã cũng cho biết văn phòng phụ trách vấn đề Đài Loan của Trung Quốc đã chuyển đơn của Đài Bắc xin gia nhập AIIB cho bộ phận thư ký tạm thời của dự án.

Bắc Kinh vẫn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và muốn hạn chế mọi sự hiện diện quốc tế của hòn đảo này với tư cách một quốc gia độc lập, nhưng vẫn duy trì với Đài Bắc các quan hệ kinh tế, văn hóa.

Không được Liên hiệp quốc công nhận, Đài Loan vẫn phải tham gia các định chế quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB) Ngân hàng phát triển châu Á (ADP) dưới tên gọi « Đài Bắc – Trung Quốc ».

Hôm qua là hạn chót để các nước đăng ký xin được làm thành viên sáng lập của Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở, dự án do Trung Quốc khởi xướng, với số vốn ban đầu dự tính khoảng 50 tỷ đô la.

 Đã có hơn bốn chục quốc gia xin được tham gia AIIB, trong đó có hầu hết các cường quốc châu Âu cũng như các nước đang trỗi dậy.
Chỉ có Mỹ và Nhật Bản là chống lại dự án của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, hôm qua, từ Bắc Kinh trở về, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew đã tuyên bố Hoa Kỳ sẵn sàng « đón nhận sự mở rộng mới » trong cơ cấu tài chính quốc tế, ý muốn nói đến sự ra đời của AIIB.

Ông Jacob nói thêm là với điều kiện định chế đó phải « bổ trợ cho các định chế tài chính quốc tế ».


Switch mode views: