Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Kinh tế Trung Quốc hụt hơi, công nghiệp khai mỏ Úc bị đe dọa

BHP-Billiton

BHP Billiton khai thác quặng sắt ở Tây Úc.reuters

 

Theo AFP, các công ty khoáng sản Úc – đặc biệt là các công ty nhỏ - đang phải đối mặt với một năm khó khăn : mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thấp nhất từ khoảng hai thập niên.

Chính quyền Trung Quốc vừa thông báo giảm triển vọng tăng trưởng xuống khoảng 7% trong năm 2015, sau khi chỉ đạt mức 7,4% năm 2014.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất thép thô và nhà nhập khẩu than đứng số một thế giới. Việc kinh tế Trung Quốc hụt hơi đi liền với việc nhu cầu sắt thép chững lại.

Lần đầu tiên kể từ 6 năm, Úc phải chấp nhận bán quặng sắt với giá dưới 60 đô la/tấn, sau khi giá quặng đạt mức đỉnh điểm vào năm 2011, với 191,70 đô la/tấn.

Xuất khẩu quặng sắt và than là hai mặt hàng số một của nước Úc. BHP Billiton và Rio Tinto, hai tập đoàn khai mỏ Úc-Anh nằm trong số các công ty khai khoáng đứng đầu thế giới.

Quặng sắt nói riêng và khoáng sản nói chung là phép mầu từng giúp Úc không phải chịu các thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Tuy nhiên, từ giờ trở đi, theo các nhà phân tích, tương lai của ngành công nghiệp khai khoáng Úc không có gì là sáng sủa.

Tình hình các trở nên tồi tệ hơn, khi cả bốn tập đoàn lớn trong lĩnh vực này, BHP và Rio Tinto Anh-Úc, tập đoàn Fortescue của Úc, cùng tập đoàn Brazil Vale đồng loạt đổ hàng ra thị trường để bảo vệ thị phần của mình.

Các công ty nhỏ phải chịu hệ quả đầu tiên : năm vừa qua giá cổ phiếu của Atlas Iron, BC Iron và Mount Gibson sụt giảm từ 78% đến 90%.

Tình hình nghiêm trọng đến mức mà nhiều công ty khác đã buộc phải ngừng sản xuất, vì không hy vọng giá cả hồi phục.
Nhà phân tích Rob Brierley của Petersons Securities dự báo, ngay cả người khổng lồ Rio Tinto cũng không chắc đã trụ được trên đấu trường một mất một còn này.

Một tác nhân lớn khác đe dọa ngành khoáng sản Úc là việc giá dầu sụt giảm, bởi Úc đang trên đường trở thành nhà sản xuất khí hóa lỏng (GNL/LPG) lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ qua mặt Qatar, từ nay tới 2020.

Trong thời gian sắp tới, bảy trong số 11 dự án lớn của thế giới thuộc về Úc, với tổng vốn đầu tư 180 tỷ đô la, và sản lượng dự kiến khoảng 60 triệu tấn/năm.
Việc giá nhiên liệu hạ bốc hơi sẽ buộc các doanh nghiệp nhỏ phải chấp nhận bị mua lại.

 

Switch mode views: