Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về dự thảo lên án tội ác của Bắc Triều Tiên
- Thứ Ba, 18 tháng Mười Một năm 2014 20:02
- Tác Giả: Thụy My
Ủy ban điều tra LHQ về nhân quyền tại Bắc Triều Tiên.
REUTERS/Denis Balibouse
Liên Hiệp Quốc ngày 18/11/2014 bỏ phiếu về một nghị quyết lên án Bắc Triều Tiên về nhân quyền, có thể dẫn đến việc Bình Nhưỡng phải ra trước tòa án quốc tế về tội ác chống nhân loại.
Một ủy ban của Đại hội đồng sẽ bỏ phiếu thông qua dự thảo nghị quyết do Liên hiệp châu Âu và Nhật Bản đề nghị, được sự ủng hộ của 48 nước.
Dự thảo này phần lớn dựa trên một báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố hồi tháng Hai, kết luận rằng các vụ vi phạm nhân quyền của Bình Nhưỡng « chưa hề có tương đương trong thế giới đương đại ».
Bắc Triều Tiên đã toan tìm cách sửa đổi dự thảo, nhưng mặc cho các đe dọa do các nhà ngoại giao nước này đưa ra, văn bản chỉ được chỉnh đốn sơ qua.
Dự thảo mới có đoạn hoan nghênh đề nghị của Bình Nhưỡng hợp tác với phái viên Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, và mời báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc đến Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên dự thảo nghị quyết vẫn duy trì lời kêu gọi Hội đồng Bảo an đưa Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) để xét xử.
Nghị quyết phải được đại đa số quốc gia thành viên ủng hộ, tức khoảng 100 đến 120 phiếu trên tổng số 193 nước trong ủy ban đặc trách các vụ vi phạm nhân quyền.
Sau đó dự thảo sẽ được Đại hội đồng xem xét vào tháng 12 tới.
Vấn đề là Hội đồng Bảo an có thuận tình với dự thảo nghị quyết trong việc đưa chế độ Bình Nhưỡng ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không.
Trung Quốc và Nga, hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an rất có thể sẽ phản đối khả năng này.
Bắc Triều Tiên tố cáo dự thảo nghị quyết là âm mưu của Mỹ nhằm làm mất uy tín, dẫn đến lật đổ chế độ Bình Nhưỡng.
Tuy vậy tháng trước các lãnh đạo nước này lần đầu tiên từ 10 năm qua đã họp với báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, đưa ra lời mời sang thăm Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên cũng đề nghị hợp tác với Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền.
Tin mới
- Cuốn sách nói xấu Tổng thống Pháp - 19/11/2014 22:29
- Nhận diện « đao phủ » người Pháp thứ hai trong video của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo - 19/11/2014 22:20
- Abenomic, điểm mạnh và điểm yếu - 19/11/2014 22:10
- Thống nhất hai miền Triều Tiên tốn ít nhất 500 tỷ đô la - 19/11/2014 21:06
- Trung Quốc nhấn mạnh đến « an ninh » trong « Đại hội internet toàn cầu » - 19/11/2014 20:43
- Đảng của bà Aung San Suu Kyi thừa nhận thua trong cuộc đấu tranh sửa đổi Hiến pháp - 19/11/2014 20:25
- Indonesia: Muốn làm nữ cảnh sát phải còn 'trinh trắng' - 18/11/2014 23:22
- Số sinh viên ngoại quốc du học Mỹ lên mức kỷ lục - 18/11/2014 23:14
- Putin bỏ G20 về sớm, Nga có thể cứng rắn hơn về Ukraina - 18/11/2014 22:40
- Châu Âu họp bàn về vấn đề Ukraina - 18/11/2014 21:38
Các tin khác
- Thái Lan soạn xong luật biểu tình mới - 18/11/2014 19:55
- Thủ tướng Nhật không từ bỏ "Abenomics" - 18/11/2014 18:58
- Hồng Kông giải tỏa biểu tình - 18/11/2014 18:29
- Ấn Độ- Úc thắt chặt quan hệ quốc phòng - 18/11/2014 18:25
- Canberra và Bắc Kinh ký thỏa thuận thương mại tự do - 18/11/2014 03:33
- Hồng Kông - Thượng Hải giao dịch chứng khoán hai chiều - 18/11/2014 03:08
- Bình Nhưỡng cầu cứu Nga để tránh bị truy tố vì nhân quyền - 18/11/2014 02:50
- Kinh tế Nhật bị suy thoái - 18/11/2014 00:40
- Hậu thuẫn cho phong trào đòi dân chủ Hồng Kông giảm sụt - 18/11/2014 00:32
- Tập Cận Bình: Trung Quốc muốn giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển - 17/11/2014 16:35