Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Chuyên gia Đài Loan : Việt Nam cố sức cải tạo địa hình Trường Sa

Danam-truongsa

Đảo Đá Nam, thuộc cụm Song Tử, quần đảo Trường Sa.
Wikipedia

Trong một bản tin công bố hôm nay, 30/10/2014, báo mạng Anh ngữ Want China Times của Đài Loan đã khẳng định : Ảnh vệ tinh mà chính quyền Đài Bắc chụp được cho thấy Hà Nội đang thúc đẩy -« mạnh hơn » cả Trung Quốc - việc bồi đắp, cải tạo địa hình các thực thể địa lý mà Việt Nam đang kiểm soát ở vùng Trường Sa (Biển Đông).

Tờ báo Đài Loan trích dẫn một phóng sự đăng trên nhật báo Mỹ The Christian Science Monitor ngày 23/09/2014, trong đó một chuyên gia phân tích ảnh vệ tinh làm việc tại Trung tâm Khảo sát Vệ tinh thuộc Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nội vụ Đài Loan), đã nêu bật phát hiện này.

Theo ông Vương Thành Cơ (Wang Cheng-gi) làm việc trong dự án sản xuất ảnh vệ tinh độ phân giải cao về vùng Biển Đông đang tranh chấp giữa Đài Loan với 5 nước khác trong vùng, ông đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng Việt Nam đang bồi đắp và mở rộng các rạn san hô và đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa.

Chuyên gia này nêu bật ví dụ về một công trình trải rộng trên một diện tích tương đương với 11 sân bóng đá để tố cáo : « Mọi người đều nói đến (các hành động của) Trung Hoa Đại lục, nhưng Việt Nam cũng đang cố sức » làm điều này.

 Trong bài báo trên tờ Christian Science Monitor, chuyên gia này cho biết là hình ảnh vệ tinh của Đài Loan cho thấy là Việt Nam vừa lấp đầy các rạn san hô, vừa xây nhà trên một số đảo nhỏ.

Khi cho thực hiện các bức ảnh vệ tinh với độ phân giải cao về Biển Đông, một trong những mục tiêu mà chính quyền Đài Loan nhắm vào là làm ra bản đồ các đảo có tranh chấp tại vùng Biển Đông để khẳng định thêm chủ quyền của Đài Bắc, vốn cũng dựa trên đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đang sử dụng.

Trong thời gian gần đây, cũng dựa trên các hình ảnh vệ tinh, Philippines đã liên tiếp tố cáo Trung Quốc cải tạo địa hình, bồi đắp các bãi đá mà họ chiếm được tại vùng Trường Sa, xây dựng trên đó hàng loạt cơ sở có thể dùng vào mục tiêu quân sự.

Theo ông Hoàng Giới Chánh (Alexander Huang), giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Đạm Giang (Tamkang) ở Đài Bắc, các hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao còn là một nguồn tư liệu quý giá để giới học giả thẩm định giá trị của các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.


Switch mode views: