Tổng thống Indonesia lập nội các sau khi kiểm tra về tham nhũng
- Thứ Hai, 27 tháng Mười năm 2014 19:14
- Tác Giả: Thụy My
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (hàng đầu thứ 3 từ trái qua) cùng toàn thể nội các vừa thành lập chụp ảnh trước phủ tổng thống tại Jakarta ngày 27/10/2014.REUTERS/Beawiharta
Tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm qua 26/10/2014 đã công bố thành phần nội các, với một phụ nữ lần đầu tiên được giao chức vụ Ngoại trưởng.
Loan báo này được đưa ra trễ hơn dự kiến, do các quan ngại về tham nhũng.
Ngoài Ngoại trưởng Retno Mursadi, chính phủ của đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới còn có bảy phụ nữ khác, tỉ lệ này là cao nhất so với các chính phủ trước.
Phụ nữ chiếm gần một phần tư trong tân chính phủ gồm có 34 bộ trưởng và quốc vụ khanh, số người xuất thân từ chính giới và xã hội dân sự tương đương nhau.
Trong số những nhân vật chủ chốt có Bộ trưởng Tài chính Bambang Brodjonegoro, và Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Sofyan Djalil – một chức vụ quan trọng trong nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Điều hiếm có là Tổng thống Joko Widodo, thường được gọi là Jokowi, đã đến gặp Ủy ban Bài trừ Tham nhũng (KPK), mang theo một danh sách để đảm bảo rằng những người có thể được cử giữ chức bộ trưởng không liên quan đến các vụ tham nhũng hay có nguy cơ liên can.
Ông Jokowi đặt lên hàng đầu vấn đề đấu tranh chống nạn tham nhũng đang hoành hành trên đất nước.
Định chế đầy uy lực mà các cuộc điều tra đã dẫn đến việc nhiều bộ trưởng trong các chính phủ trước đây phải từ chức, đã khuyến cáo ông Jokowi không bổ nhiệm một loạt các nhân vật được đánh dấu màu đỏ. Sau đó Tổng thống đã gạch khỏi danh sách tám người dự kiến đưa lên làm bộ trưởng.
Là Tổng thống đầu tiên xuất thân từ giới bình dân, không có liên hệ gì với nhà cựu độc tài Suharto (1967-1998), ông Jokowi hôm qua nhấn mạnh đến sự cần thiết của tiến trình bổ nhiệm « thận trọng và tỉ mỉ ».
Trong một cuộc họp báo, ông nói : « Đó là việc ưu tiên vì chính phủ phải làm việc trong năm năm tới, và chúng tôi muốn chọn lựa những người hoàn hảo. Thế nên tôi phải tham khảo KPK ».
Nhậm chức từ hôm 20/10, ông Jokowi được bầu lên từ tháng Bảy với hơn 53% số phiếu. Ông đã chiến thắng đối thủ là cựu tướng lãnh Prabowo Subianto vốn có nhiều điều tiếng, trước đây là con rể của ông Suharto.
Rất được lòng dân, ông Jokowi đã hứa hẹn nhiều cải cách trong đất nước 250 triệu dân, trong đó 40% dân chúng sống với thu nhập dưới 2 đô la một ngày.
Tin mới
- Nhật bắt thuyền trưởng Trung Quốc đánh cắp san hô - 28/10/2014 21:26
- Hồng Kông kỷ niệm một tháng biểu tình - 28/10/2014 21:19
- Việt-Trung cam kết cải thiện quan hệ song phương - 28/10/2014 21:00
- Thủ tướng Ấn hứa giúp Việt Nam hiện đại hóa quân sự - 28/10/2014 20:44
- Mỹ đòi CSVN sửa luật để cải thiện nhân quyền - 28/10/2014 00:24
- Châu Âu : 25 ngân hàng trong eurozone không đủ khả năng kháng cự với khủng hoảng - 27/10/2014 23:32
- Thượng đỉnh Châu Âu bất đồng sâu rộng về kinh tế - 27/10/2014 23:25
- Úc-Mỹ hy vọng sớm đúc kết hiệp định TPP - 27/10/2014 23:15
- Trung Quốc sẽ xây dựng phi đạo tại Nam cực - 27/10/2014 19:32
- Hàn Quốc: Thuyền trưởng phà Sewol bị đề nghị án tử hình - 27/10/2014 19:22
Các tin khác
- Ông Dương Khiết Trì đến Việt Nam nhằm giảm căng thẳng - 27/10/2014 19:05
- Kiện cảnh sát, nạn nhân được đền $1,000, luật sư được gần nửa triệu - 27/10/2014 18:28
- Bầu cử Quốc hội Tunisia - 27/10/2014 00:47
- Quân đội Syria oanh kích Homs, 25 thường dân thiệt mạng - 27/10/2014 00:37
- Đài Loan bác bỏ cáo buộc cung cấp bí mật quân sự cho Trung Quốc - 26/10/2014 21:21
- Bị Mỹ tấn công vì nhân quyền, Bắc Triều Tiên dọa có phản ứng mạnh - 26/10/2014 21:01
- Ấn Độ khai thông 13 tỷ đô la các dự án quân sự - 26/10/2014 20:54
- Việt Nam - Ấn Độ thỏa thuận thăm dò dầu khí ở Biển Đông ? - 26/10/2014 20:44
- Trung Quốc khai trương Ngân hàng Phát triển Á châu mới - 26/10/2014 02:18
- Tổng thống Ai Cập quyết tâm đánh bại khủng bố - 26/10/2014 02:00