Scotland : Tranh cãi về độc lập vẫn gay go
- Thứ Tư, 17 tháng Chín năm 2014 22:50
- Tác Giả: Mai Vân
Trên đường phố Scotland, ngày 16/09/2014, hai ngày trước trưng cầu dân ý.REUTERS/Dylan Martinez
Nguời dân Scotland sẽ quyết định trong cuộc trưng cầu dân ý ngày mai 18/09/2014 là vùng lãnh thổ này sẽ trở thành độc lập hay tiếp tục ở lại trong Vương Quốc Anh.
Cuộc vận động và tranh luận vẫn diễn ra sôi nổi và gay gắt. Theo kết quả thăm dò mới nhất, thì phe "không" độc lập dẫn đầu nhưng với một tỷ lệ rất khít khao.
Ba đảng lớn của Anh Quốc cũng lao vào cuộc vận động, hứa hẹn những quyền tự trị rộng rãi hơn, tài trợ nhiều hơn cho người dân Scotland.
Tuy nhiên không phải ai cũng hài lòng với những lời hứa này.
Thông tín viên RFI Muriel Delcroix, tường thuật từ Luân Đôn :
"Cho dù 3 cuộc thăm dò mới nhất đều cho thấy là phe "không" (đòi độc lập) dẫn đầu với tỷ lệ 52%, nhưng nếu tính thêm khoảng sai lệch của các cuộc điều tra dư luận, thì các con số này quá khít khao, khó xác định được là bên nào sẽ thắng vào ngày mai, thứ Năm.
Với số người ghi danh bỏ phiếu kỷ lục, 97%, thì mỗi lá phiếu đều rất có giá tri.
Hai phe đang nỗ lực đưa ra những lập luận thuyết phục cuối cùng. Thủ tướng Scotland Alex Salmond đã gởi thư đến cử tri, nhắc nhở rằng họ nắm trong tay quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời họ. Và bức thư kết thúc bằng lời thúc giục "hãy tiến lên".
Trong phe chống độc lập, nhiều nhân vật đã đi gặp người lao động ban đêm để bảo vệ lập luận của họ, như trên vấn đề tài trợ cho các dịch vụ y tế đang gây tranh cãi gay go.
Trong một tuyên cáo long trọng về quyền tự trị rộng lớn hơn cho Scotland, 3 đảng lớn của Anh Quốc là Đảng Bảo thủ, Công đảng và Đảng Tự do Dân chủ, đã hứa duy trì "công thức Barnett", một phương thức phân bổ lợi tức vốn luôn luôn cho người Scotland hưởng lợi nhiều hơn, đặc biệt là trong việc tài trợ cho hệ thống y tế của họ.
Đề nghị này đã gây nên nhiều phản ứng xôn xao ở Nghị viên Anh Quốc. Các nghi sĩ thuộc mọi xu hướng bắt đầu cảm thấy rằng cái giá phải trả để giữ chân Scotland quá cao. Họ kêu gọi là cho dù phe "không" thắng thế, vẫn cần phải thành lập một nghị viện thuần Anh để bù đắp các bất công tiềm tàng."
Tin mới
- Biển Đông : Philippines không tin Trung Quốc sẽ tấn công - 19/09/2014 19:34
- Việt Nam : Ba dân oan Dương Nội bị xử nặng - 19/09/2014 18:56
- Tỉ phú Hồng Kông sắm một lúc 30 xe Rolls Royce - 19/09/2014 05:52
- Hungary hạ bệ tượng Các Mác - 18/09/2014 22:44
- Úc mở chiến dịch quy mô chống khủng bố Hồi giáo - 18/09/2014 22:21
- Cuộc họp báo "nhạy cảm" của Tổng thống Pháp - 18/09/2014 20:15
- Báo chí Trung Quốc nói về vụ đại sứ "mất tích" ở Iceland - 18/09/2014 20:05
- Trung Quốc thâm nhập bộ máy quân sự Mỹ - 18/09/2014 19:43
- Philippines : Pháp là đối tác quốc phòng tin cậy - 18/09/2014 19:32
- Tin vui : Đường Võ thị Sáu (Gia định ) được đổi thành Đại lộ Lê Văn Duyệt như trước năm 1975 - 18/09/2014 00:19
Các tin khác
- Thủ tướng Pháp kêu gọi phi công Air France ngưng đình công - 17/09/2014 22:23
- Hàn Quốc bắt một người Mỹ bơi qua sông sang Bắc Triều Tiên - 17/09/2014 22:12
- Bắc Kinh bơm hơn 60 tỷ đô la vào các ngân hàng Nhà nước - 17/09/2014 22:03
- Mỹ tố cáo lao động nô lệ trong ngành điện tử Malaysia - 17/09/2014 21:50
- Hoa Kỳ muốn đưa cố vấn quân sự đến Irak tấn công Nhà nước Hồi giáo - 17/09/2014 21:17
- Tỷ phú châu Á làm giầu nhanh nhất thế giới - 17/09/2014 15:56
- Mỹ không kích IS trong chiến dịch mới - 16/09/2014 20:34
- TQ tìm thấy mỏ khí lớn ở Biển Đông - 16/09/2014 20:21
- Rau quả từ Trung Quốc, đụng đâu cũng độc - 16/09/2014 20:01
- Người giàu Trung Quốc mơ cho con cái sống ở nơi khác - 16/09/2014 18:15