Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bắc Triều Tiên cử sứ giả sang Châu Âu

Kang Sok Ju

Kang Sok Ju (phía trái), cùng với anh em bạn dì, cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Reuters


Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, một viên chức cao cấp của chế độ Bình Nhưỡng đi công tác « bất thường » tại Châu Âu.

Từ hôm qua 06/09, Kang Sok Ju, một trong những Bí thư của đảng Lao động Bắc Triều Tiên đến Vương quốc Bỉ và lần lượt ghé qua Thụy sĩ, Ý và Đức.
Về mặt chính thức, Kang Sok Ju, 75 tuổi, đặc trách đối ngoại của đảng cầm quyền, nhưng ông cũng là anh em bạn dì của cố lãnh đạo Kim Jong Il.

Bị cô lập đến mức kiệt quệ, có lẽ Bình Nhưỡng bắt đầu « phản công » ngoại giao tại Châu Âu sau khi thuyết phục được Tokyo nới lỏng phần nào cấm vận? Hàn Quốc nhận định ra sao ?

Từ Seoul, thông tín viên Fréderic Ojardias phân tích :

"Bắc Triều Tiên tìm cách xòe lá bài ngoại giao. Chế độ cử người anh em bà con của lãnh đạo quá cố Kim Jong Il sang Châu Âu.
Kang Sok Ju là một nhân vật có thế lực và từng đóng vai trò trung tâm trong các cuộc đàm phán với Mỹ một thỏa thuận phi hạt nhân hóa trong thập niên 1990.

Chuyến đi của Kang Sok Ju sang các thủ đô Châu Âu, trong đó có Bruxelles, nằm trong khuôn khổ những cố gắng mới đây của chế độ Bình Nhưỡng để thoát ra tình trạng cô lập.
Các biện pháp trừng phạt quốc tế đã bóp nghẹt nền kinh tế Bắc Triều Tiên. Ngay quan hệ đặc biệt với đồng minh Trung Quốc cũng bị thiệt hại.

Đến cuối tháng 9 này, Ngoại trưởng Ri Su Yong sẽ đến NewYork tham dự khóa họp khoáng đại của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
 Đây cũng là một sự kiện đặc biệt vì từ 15 năm nay Bình Nhưỡng không cử Bộ trưởng Ngoại giao tham dự.

Giới phân tích tại Seoul thẩm định trong chuyến đi sang Châu Âu, Kang Sok Ju có thể sẽ gặp các nhà ngoại giao Nhật trong bối cảnh quan hệ Bình Nhưỡng-Tokyo bớt căng thẳng.

Tuy nhiên, nỗ lực ngoại giao của chế độ Bắc Triều Tiên khó có cơ may đạt được kết quả mong muốn.
Bình Nhưỡng tiếp tục bị trừng phạt cho đến chừng nào chưa từ bỏ tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân và Hoa Kỳ vẫn kiên quyết trên vấn đề này".


Switch mode views: