Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Quân đội Thái trước quốc gia chia rẽ

Thai-aodo


Với những người theo phe áo đỏ như Boonsom, mặc đúng màu áo của mình cũng thể nguy hiểm

“Những ngôi làng đỏ” tại Udon Thani không còn màu đỏ nữa. Dưới mệnh lệnh của chính quyền quân sự, cờ và băng rôn đỏ bị cấm treo.
Không có nhiều người đủ dũng cảm để mặc áo đỏ.

Một trong những động thái đầu tiên của quân đội sau vụ đảo chính tại Bangkok là bắt giữ hoặc triệu tập tất cả các lãnh đạo quan trọng của UDD, hay phong trào áo đỏ.

UDD được lập ra 6 năm trước để đương đầu với lực lượng áo vàng thân hoàng gia, vốn muốn lật đổ các chính quyền có liên hệ với gia đình của cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra.

Mặc dù cũng bắt giữ các lãnh đạo áo vàng, nhưng rõ ràng chính quyền quân sự coi phe áo đỏ, lực lượng có thành trì ủng hộ tại miền bắc và đông bắc đông dân cư và phản đối can thiệp từ quân đội, là mối đe dọa chính.

Khi được thả, các lãnh đạo bị ép ký thỏa thuận chấp nhận không tham gia các hoạt động chính trị và không đưa ra các phát ngôn gây kích động.
Nhiều lãnh đạo khi được tự do đã kêu gọi người ủng hộ hợp tác với chính quyền quân sự.

Binh lính trấn giữ các chốt kiểm tra ở những trục đường chính tại Udon Thani, và đặt chướng ngại vật tại các địa điểm nhạy cảm.

‘Giấu chân dung Thaksin’
Kasaen

Kamsaen miễn cưỡng bày tỏ quan điểm của mình do sợ bị trả thù



Tôi trở lại Nong Hu Ling, cộng đồng đầu tiên tự tuyên bố là “làng đỏ”.
Nếu đến đây vào tháng 12 năm ngoái, bạn sẽ thấy poster của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và anh trai Thaksin có mặt khắp nơi.

Một trong những bức chân dung lớn nhất của ông Thaksin được đặt ở vị trí trang trọng nhất treo trên tường nhà của trưởng làng Korngchai Chaikang.

Khi tôi trở lại, ngôi nhà trở nên vắng lặng và trống trải, các tấm poster biến mất. Kamsaen và Korngchai chỉ cho tôi nơi cất giữ tấm hình ông Thaksin, vẫn còn gắn khung gỗ, được giấu trong một phòng trống.

“Tôi không ăn, không ngủ được. Tôi thấy như bị cực hình,” Kamsaen nói. “Tôi không thể chấp nhận điều này. Tôi muốn được nói, nhưng nếu nói ra, tôi sẽ bị buộc phải rời khỏi đất nước.”

Cô đã in ra một vài khẩu hiệu chống đảo chính trên giấy A4, sẵn sàng tham gia một cuộc biểu tình tại Udon Thani.
“Nhưng nếu quân đội tới, chúng tôi sẽ dời đi,” cô nói. Hầu như không ai nghĩ đến việc đối đầu với quân đội.

quandoi-Thai

Quân đội Thái nói muốn bỏ màu sắc và sự chia rẽ trong chính trường


Cách đó một vài cây số, tôi gặp Boonsom, một nông dân trồng lúa và là người ủng hộ nhiệt thành của phong trào áo đỏ.
Ông thường vận động người dân nơi ông ở tham gia các cuộc tuần hành lớn của phe áo đỏ. Ông thậm chí đã gặp người vợ thứ hai tại đây, ủng hộ chủ đề bình đẳng xã hội và trao quyền cho dân nghèo từ các bài diễn thuyết.

Nhưng sau vụ đảo chính, ông nói ít liên lạc với lãnh đạo phe áo đỏ, và không biết liệu ông nên làm gì.
“Chúng tôi chỉ chờ xem họ sẽ làm gì,” ông nói.
“Nếu họ làm không tốt, họ sẽ phải từ bỏ quyền lực. Dù sao thì cũng có nhiều người như chúng tôi hơn là binh sĩ. Chỉ một vài ngôi làng thôi đã có nhiều người hơn toàn quân đội.”

Yingluck Shinawatra

 


Bà Yingluck Shinawatra đã bị tòa phế truất trước đảo chính



Có hai điều rõ ràng tại Udon Thani. Thứ nhất là ít các phản kháng có tổ chức.
Thứ hai là phe áo đỏ chưa từ bỏ niềm tin, và họ có rất nhiều căm phẫn với vụ đảo chính.

Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO), hiện nắm quyền ở Thái Lan, đang lên kế hoạch thành lập các trung tâm hòa giải để thuyết phục người dân từ bỏ lòng trung thành chính trị theo màu áo.

Mục đích là nhằm phi chính trị hóa thành trì của đảng phái mà đã giành thắng lợi tại tất cả các cuộc bầu cử trong 14 năm qua, qua đó loại trừ ảnh hưởng của gia đình Shinawatra.
Tuy vậy, khả năng thành công có vẻ không khả quan lắm.

Switch mode views: