Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Miến Điện hứa bảo vệ các nhân viên hoạt động nhân đạo

MYANMAR-CENSUS



Một cơ sở của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tại Sittwe (Rakhine) sau cuộc tấn công ngày 28/03/2014.
© Reuters


Dưới áp lực của quốc tế, hôm nay, 09/04/2014, chính quyền Miến Điện hứa bảo vệ các nhân viên hoạt động nhân đạo, mà gần đây đã bị phe Phật giáo tấn công ở miền Tây, nơi xảy ra nhiều vụ bạo động tôn giáo trong những năm gần đây.

Vào cuối tháng 3 vừa qua, những người Phật giáo dân tộc chủ nghĩa cực đoan thuộc sắc tộc thiểu số Rakhine đã tấn công vào trụ sở của những tổ chức phi chính phủ quốc tế và của Liên hiệp quốc ở Sittwe, thủ phủ của bang Rakhine.
 Những người tấn công cáo buộc các tổ chức này ưu đãi thiểu số Hồi giáo Rohingya.

Các vụ bạo động này đã khiến hơn 170 nhân viên hoạt động nhân đạo phải rời khỏi bang Rakhine, nơi mà hàng ngàn người nay phải sống trong cảnh thiếu nước và lương thực.
 Một bé gái cũng đã bị chết vì trúng đạn lạc khi lực lượng an ninh giải tán những người tấn công.

Sau một cuộc điều tra đặc biệt nhanh chóng, chính quyền Miến Điện đã thừa nhận là nhà chức trách địa phương đã không phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước các cuộc tấn công nói trên.
 Họ cam kết là sẽ bảo vệ an ninh một cách hiệu quả cho các nhân viên của các tổ chức phi chính phủ quốc tế và của Liên hiệp quốc.

Sau các vụ tấn công, tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon đã gọi điện thoại cho tổng thống Miến Điện Thein Sein để yêu cầu ông bảo vệ thường dân và các nhân viên hoạt động nhân đạo.
Hoa Kỳ và Anh quốc cũng đã bày tỏ quan ngại trước tình hình này.

Vào năm 2012, bang Rakhine cũng đã từng bị rung chuyển vì hai đợt bạo động giữa hai cộng đồng Phật giáo Rakhine và Hồi giáo Rohingya, khiến hơn 200 người chết và 140 ngàn người phải tản cư, chủ yếu là người Hồi giáo, mà hiện nay vẫn còn sống trong các trại tạm cư.

Hội Y sĩ không biên giới, chủ yếu hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho hàng ngàn người ở các vùng xa xôi hẻo lánh, có đa số dân là người Rohingya, đã bị trục xuất khỏi vùng này vào tháng 2/2014, sau một loạt các cuộc biểu tình lên án họ là ưu đãi người Rohingya.


Switch mode views: