Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Các nước ASEAN quan ngại về các rủi ro kinh tế

asean-logo

Logo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
DR


Các Bộ trưởng Tài chính ASEAN tỏ ra cảnh giác trước các nguy cơ về kinh tế trong bối cảnh Hoa Kỳ giảm các biện pháp kích thích tiền tệ.

Bộ trưởng Tài chính Miến Điện hôm nay 05/04/2014 tuyên bố như trên, trong buổi khai mạc cuộc hội nghị tại Naypyidaw, đánh dấu sự quay lại của nước này trên trường quốc tế.

Trong diễn văn khai mạc, Bộ trưởng Tài chính Miến Điện Win Shein cho rằng 10 nước ASEAN có cơ sở vững chắc để chống chọi với tác động từ chương trình linh hoạt hóa chính sách tiền tệ của Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED).

Ông nói : « Chúng tôi cảnh giác trước các thử thách kinh tế thế giới, và cam kết duy trì sự ổn định tài chính trong và ngoài khu vực. Chúng tôi đã có những bước đi cụ thể và táo bạo trong việc duy trì thị trường tài chính, thực hiện lộ trình hội nhập tiền tệ và tài chính trong vùng ».

Một số nền kinh tế mới nổi như Indonesia đã gặp phải hiện tượng thoái vốn và đồng nội tệ bị mất giá, sau khi Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ giảm bớt chương trình tái thúc đẩy quy mô.
 Quỹ này tung tiền ra mua lại nợ chính phủ từ các định chế tài chính, vốn giúp lãi suất dài hạn ở mức thấp nhất, mà trên lý thuyết có thể thúc đẩy nền kinh tế qua việc khuyến khích các công ty và cá nhân vay mượn.

Lãi suất thấp ở các nước phương Tây sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 đã kích thích các nhà đầu tư tìm kiếm lợi tức cao hơn từ nơi khác, ở các quốc gia mới trỗi dậy như Indonesia, Philippines, Thái Lan.
 Nhưng nay thị trường lại hướng về phía Hoa Kỳ khi lãi suất được nâng lên, và lo ngại về việc các quỹ đầu tư nhanh chóng rút vốn có thể làm suy sụp thị trường chứng khoán và tiền tệ tại châu Á.

Tuy nhiên các chuyên gia ghi nhận, cho đến nay, tác động đã được hạn chế, một phần nhờ nỗ lực trong khu vực tăng cường khả năng phòng vệ từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998.

Ông Takehiko Nakao, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) tuyên bố trong hội nghị : « Cơ sở kinh tế vĩ mô của các nước ASEAN là mạnh mẽ, mạnh hơn rất nhiều so với năm 1997.
Các chính phủ đã áp dụng các chính sách vĩ mô lành mạnh.
Các ngân hàng được cấp vốn đầy đủ, các quy định về tài chính và giám sát được tăng cường, và các nước hiện nay có dự trữ ngoại hối cao hơn ».

Ông Nakao hy vọng các nước ASEAN có được tỉ lệ tăng trưởng 5% trong năm 2014 và 5,4% vào năm 2015.
 Ông nhận định : « Nhu cầu nội địa của ASEAN là vững chắc. Kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục phục hồi, tăng trưởng sẽ quay lại với khu vực đồng euro trong năm nay, và kinh tế Nhật Bản ngày nay mạnh hơn xưa ».

Các nước ASEAN với 600 triệu dân muốn thành lập thị trường chung và nền tảng cho sản xuất để có thể cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ.
Ông Win Shein gạt bỏ những hoài nghi về khả năng thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong năm 2015, nói rằng các nước thành viên đã cam đoan đạt được mục tiêu này.

Miến Điện từ nhiều năm qua vẫn gây bối rối cho các quốc gia ASEAN dân chủ hơn, giữ chức chủ tịch luân phiên của khối này trong năm nay, và bắt đầu quay lại trên trường quốc tế sau nhiều cải cách trong đó có việc phóng thích hàng loạt tù chính trị.


Switch mode views: