Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mười tin quan trọng nhất năm 2013


10. Bão Hai Yến tại Philippines

Cơn bão khủng khiếp nhất đổ úp vào Philippines kể từ trận bão Tehlma năm 1991, Hải Yến (Haiyan) bay vào quần đảo với tốc độ gió khoảng 170 mph (nhanh hơn 20 mph so với cơn bão Katrina lúc mạnh nhất) và mực nước biển tăng lên đến 20 bộ (hơn 6m).

Mặc dù dược chuẩn bị , kể cả việc di tản gần 800.000 người , hơn 5.000 người đã thiệt mạng khi cơn bão tàn phá miền Trung Philippines và san bằng toàn bộ thành phố biển Tacloban .
 Gần 2 triệu người bị mất nhà cửa.

Philippines-Haiyen



Nạn nhân bão Hải Yến: “Xin cứu giúp. Chúng tôi cần thực phẩm.” Nguồn: Reuters

 

Tiền bạc và phẩm vật cứu trợ từ cộng đồng quốc tế đổ về Philipine thể hiện thiện chí và tình ngoại giao.
Trung Quốc, đang tranh chấp lãnh thổ biển với nhiều nước kể cả Philippines, bị chỉ trích vì ban đầu đã cứu trợ với một số tiền $100,000 ít ỏi, bằng một phần mười bảy số cứu trợ của New.

Trong khi đó, Mỹ bắt năm lấy cơ hội để xác định trục địa chính trị châu Á thành hành động, hứa cứu trợ 37 triệu USD trong những ngày sau và đã cử một tàu sân bay để hỗ trợ các hoạt động cứu trợ.

9. Dịch hiếp dâm tại Ấn Độ

Ando-Hiepdam


Biểu tình đòi công lý cho nạn nhân bị hãm hiếp tại Ấn Độ. Nguôn: http://ibnlive.in.com/

 

Các cuộc tranh cãi vì vụ hãm hiếp tại Delhi gây sốc vào  cuối năm 2012 đã kéo dài sang năm 2013.

 Những cuộc biểu tình khổng lồ lúc đó đã yêu chính phủ cầu bảo vệ phụ nữ tốt hơn và đòi công lý cho nạn nhân. Phiên toà kéo dài đến tháng 9 đã kết án 6 thủ phạm – bốn người bị kết án tử hình.

 Ngay sau đó lại xả ra một vụ hãm hiếp một thiếu nữ 23 tuổi ở Mumbai, cũng đã thu hút sự quan tâm rộng rãi trên toàn quốc và ở nước ngoài, và sự ồn ào đã chiếu ánh đèn cần thiết vào xã hội nổi tiếng là gia trưởng của Ấn Độ.
 Sự kiên này cũng khiến công chúng lưu ý nhà nước về tình trạng quyền của phụ nữ quốc gia đang phát triển, nơi hơn 2 triệu thiếu nữ dưới 14 tuổi đã  sinh con.

8. Tranh chấp ngoại giao Nhật Bản – Trung Quốc

SenkakuIsland
Sensaku trong vùng biển tranh chấp Trung-Nhật. Nguồn: AFP / Getty Images

Một trong những thách thức khó khăn nhất với sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc mới là khả năng của gã khổng lồ châu Á để có thể hoà thuận với các nước láng giềng.

 Bài toán khó nhất nằm ngay ở vùng biển xung quanh đại lục Trung Quốc: và Bắc Kinh đã không có giải đáp thoả đáng.
Trong cả hai vùng biển phía nam và phía đông của Trung Quốc đều đang có những tranh chấp về lãnh thổ trên biển đe dọa có thể nổ tung thànhmột cuộc khủng hoảng khu vực năm nay.

Vào tháng Giêng, Philippines cho biết sẽ đưa Trung Quốc ra tòa án của Liên Hiệp Quốc về những tranh chấp giưa hai nước – Trung Quốc coi phần lớn Biển phía nam Trung Quốc (và tiềm năng dự trữ khí đốt trong lòng iển) như thuộc vùng ảnh hưởng trực tiếp của mình.
Thái độ này đanh bi phản đối dữ dội tại một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là tại hai nước láng giềng Việt Nam và Philippines.

Tình hình là có lẽ còn căng thẳng hơn giữa Nhật Bản và Trung Quốc, vì cuộc tranh chấp âm ỉ về một chuỗi các hòn đảo đang thuộc quyền quả lý của  Nhật Bản ở Biển Đông Trung Quốc đã dẫn đến những cuộc biểu tình chống Nhật Bản vào năm 2012.

Cuộc tranh cãi lên đến đỉnh điểm trong tháng mười một khi Trung Quốc tuyên bố một “vùng nhận diện phòng không phía ĐôngTQ” kể cả bầu trời trên quần đảo hoang vắng, khiến Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cho biết có thể “nảy cò cho những sự kiện không thể đoán trước.”
Mỹ  vào cuộc cạnh bằng cách bay hai máy bay B -52, không báo trước, qua “vùng nhận diện phòng không” chỉ vài ngày sau đó.

Trung Quốc đã không có phản ứng, nhưng “vùng nhận diện phòng không”- bây giờ – vẫn còn như cũ. Và những căng thẳng địa chính trị còn vẫn âm ỉ như trước.

7. Thảm hoạ tại xưởng may ở Bangladesh

Bangladesh


Thảm hoạ công nghiệp tại Bangladesh. Nguồn: MUNIR UZ ZAMAN/AFP/Getty Images

 

Sự sụp đổ của tòa nhà Rana Plaza ở ngoại ô thủ đô Dhaka của Bangladesh ngày 24 tháng là thảm họa công nghiệp tệ hại nhất trong thời gian gần đây, làm hơn 1.100 người lao động thiêt mạng.

Thảm hoạ này là một lời nhắc nhở khủng khiếp về những điều kiện thiếu thốn định hình một ngành công nghiệp thiết yếu, cho công việc làm khoảng bốn triệu người ở Bangladesh.
Thảm họa lao động này buộc giới hữu trách  trong nước và quốc tế, phải thảo luận để đổi mới điều kiện làm việc tại các xưởng may cung cấp hàng hoá cho các nhà bán lẻ lớn trên khắp châu Âu và Mỹ.

Trong tháng mười một, nhóm đại diện cho Walmart, Gap và H&M trong số những công tyi khác, đồng ý có với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn cho những hãng thầu lao động. Nhưng tiến độ rất hạn chế, những vụ cháy nhà máy sản xuất – sau tai nạn sụp đổ tòa nhà – làm thiệt mạng ít nhất 18 công nhân, và người lao động ở Bangladesh vẫn phải tranh đấu đòi được tăng lương. Công nhân tại đây có mức thu nhập thấp nhất trên thế giới.

6 . Vùng khủng bố của châu Phi

ChauPhi-LinhPhap

Lính Pháp ở châu Phi (2013). Nguồn: Issouf Sanogo / AFP / Getty Images

 

Sự can thiệp của Pháp hồi tháng Giêng ở Mali để đẩy lùi bước tiến của lực lượng Hồi giáo đáng lẽ là một đòn nhanh chóng chống lại một cuộc nổi dậy ly khai.
 Thay vào đó, sự tham gia của Pháp, mặc dù phần lớn thành công, kéo dài cả năm và 2013 đã chứng kiến sự gia tăng khủng bố của phe Hồi giáo cực đoan trên toàn cõi châu Phi, kể cả một cuộc khủng hoảng bắt giữ con tin tại một khu dầu mỏ ở Algeria khiến 39 người nước ngoài chết.

Các cuộc tấn công liên tiếp và tàn nhẫn của nhóm khủng bố Boko Haram ở Nigeria, và các cuộc tấn công vào một trung tâm thương mại Nairobi của nhớm khurng bố al -Shabab, phe cánh của al-Qaeda tại Somali, đã giết chết ít nhất 68 người.

Bạo đông đã thu hút sự chú ý của các cường quốc phương Tây. Mỹ thiết lập một căn cứ cho máy bay không người lái trong khu vực cho Sahel ở Niger vào tháng Hai và đã mở cuộc tấn công tại Libya và Somalia, kể cả thất bại không bắt được lãnh đạo al-Shabab người được cho là đứng sau các cuộc tấn công ở Westgate Mall.

 Và trong tháng Mười, Pháp tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện quân đội trong một thuộc địa cũ, Cộng hòa Trung Phi, nơi mà sự tấn công của phe nổi dậy được chiến binh Hồi giáo chi phối đã đưa nước này đến “bờ vực diệt chủng,” theo như Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nhận xét.

5. Francis, Giáo Hoàng cấp tiến

Pope-Francis

Pope Francis, Nhân vật năm 2013 – TIME Magazine

 

Khói trắng bay lên báo tin đã có Giáo Hoàng mới vào ngày 13 tháng Ba —habemus papam!— Kết thúc một thời đại và lập ra một kỷ nguyên mới cho Vatican. Một tháng trước đó Giáo Hoàng Benedict XVI từ chức vì tuổi già sức yếu, là vị giáo hoàng đầu tiên trong gần 600 năm đã nhường ngôi Giáo chủ.

Trong cuộc họp kín bầu Giáo hoàng hội đông Hồng y đã bỏ phiếu cho giáo sĩ người Argentina (Á Căn Đình) Jorge Bergoglio, người ngay từ đầu đã có cung cách một nhà cải cách của Giáo Hội và một người ủng hộ cho người nghèo.

 Ông đã chọn tên Francis, tên Fancis đầu tiên trong lịch sử các Giáo triều, theo tên vị Thánh Phanxicô Assisi – thánh của người nghèo, và từ đó đã bắt đầu thay đổi, xúc tiến cải cách tài chính của Vatican, thách thức quan điểm truyền thống Giáo Hội về quan điểm đồng tính luyến ái và phụ nữ, và tố cáo bản chất tham lam của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

4 . Snowden gây chấn động thế giới

Snowden

Kẻ đào tẩu nổi danh nhất của Hoa Kỳ (2013)> Nguồn: Glenn Greenwald / Laura Poitras / The Guardian / Reuters

Tập tài liệu của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) do Edward Snowden công bố làm rõ mức độ hoạt động tình báo của Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới và đe dọa sẽ làm hỏng mối quan hệ của Hoa Kỳ với một số đồng minh quan trọng đã cho biết họ đã  ddien tiết vì rình mò của Mỹ ở nước họ.

 Đồng minh của Nhà Trắng Thủ tướng Đức Angela Merkel, đòi Mỹ trả lời về những cáo buộc rằng NSA đã nghe lén điện thoại di động của bà, và sau đó Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã hủy bỏ một chuyến đi đến Mỹ, rồi phàn nàn trước khán giả toàn cầu tại Liên Hiệp Quốc về sự “sỉ nhục” đối với chủ quyền của Brazil .

Tai tiếng khắp cộng đồng tình báo: những công ty web của Mỹ có thể mất hàng tỷ đô la nếu người sử dụng quốc tế chuyển sang những sản phẩm mà họ nghĩ là ít bị gián điệp Mỹ để mắt đến.
Và hiện mối quan hệ dễ bực giữa Washington và Moscow lại càng tệ hơn khi Nga cho kẻ đào tầu nôi danh nhất Hoa kỳ nơi tạm trốn.

3 . Cuộc cách mạng Ai Cập đã kết thúc?
Egypt cachmang

Egypt 2013. Nguồn: Mohammed Abdel Moneim / AFP / Getty Images

 

Trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày 3 Tháng Bảy, vị tư lệnh quân đội Abdul Fatah el- Sisi nói với hàng triệu người Ai Cập rằng quân đội đã lật đổ Tổng thống dân bầu Mohamed Morsi.

Hành động này được hàng triệu người hoan nghênh; họ đã xuống đường để phản đối một năm cai trị nhiều chi rẽ của vị Tổng thống Hồi giáo, người các nhà phê bình cho biết, đã khai thác vị trí của mình để củng cố sức mạnh của Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo của mình.

Nhưng sau cuộc đảo chánh những cuộc biểu tình của những người ủng hộ ông Morsi đã dẫn đến xung đột giữa những người ủng hộ của hai phe, phân cực xã hội Ai Cập.

Chính phủ lâm thời do quân đội hậu thuẫn cuối cùng đàn áp giới lãnh đạo của Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo và những người ủng hộ của họ trên đường phố, mà đỉnh cao là một cuộc đột kích vào cả hai phía người biểu tình ngày 14 tháng 8 khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Khi tình hình lắng xuống, Sisi và chính phủ mới đã củng cố được quyền lực. Trong khi ra vẻ chuẩn bị cho sự trở lại với nền dân chủ, họ đã đàn áp gay gắt những người bất đồng chính kiến nên nhiều người nói cuộc cách mạng Ai Cập đã quay lại điểm khởi đầu từ ngày hân hoan lật đổ Tổng thống độc tài Hosni Mubarak vào tháng Hai năm 2011.

Trong một cuộc phỏng vấn trong tháng Mười Một, Sisi bỏ lửng câu hỏi ông có thể tranh cử trong cuộc bầu cử dự định vào năm tới.

2 . Iran sang Chương mới

IranMoi

Tổng thống Hassan Rouhani của Iran 2013. Nguồn: Ebrahim Noroozi / AP

 


Rõ ràng Tổng thống Iran Hassan Rouhani, mới được bầu vào tháng Sáu, đã thử dùng một chiến lược mới khi ông chúc người Do Thái, qua tin nhắn, “Chúc lành Rosh Hashanah” trong ngày lễ của người Do Thái .

Trong khoảng vài tháng, Rouhani và nội các mới của ông làm thay đổi bầu không khí xung quanh Iran, một quốc gia bị thế giới bỏ rơi vì những lời lẽ hiếu chiến của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad trước đó.

Vào tháng Chín, sau khi thu hút được truyền thông quốc tế tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Rouhani đã có một cuộc gọi điện thoại lịch sử với Tổng thống Obama – đối thoại trực tiếp đầu tiên giữa nguyên thủ quốc gia Mỹ và Iran trong ba mươi năm.

 Trong tháng Mười Một, Iran đạt được thỏa thuận thăm dò với Mỹ và các cường quốc khác trên toàn cầu giới hạn chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy sự bãi bỏ cấm vận giá trị hàng tỷ đô la.

Vẫn còn rất nhiều người hoài nghi – đứng đầu là Israel – nhưng thỏa thuận đó cũng có thể tái khởi động một kỷ nguyên mới để tái lập quan hệ với Iran,  nước Cộng hòa Hồi giáo có ảnh hưởng trong khu vực.

1. Nội chiến Syria – và cuộc chiến tranh  không xảy ra

Syria vukhiHoahoc

Chuyên viên kiểm soát vũ khí hoá học tại Syria. Nguồn: Reuters

 

Vào sáng ngày 21 tháng 8, tin tức từ một vùng ngoại ô Damascus về một cuộc tấn công bằng khí sarin, một sự kiện kinh hoàng trong một cuộc nội chiến đã làm thiệt mạng hàng 100.000 người và đua đến cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất trong suốt một thế hệ.

 Hình ảnh những phụ nữ và trẻ em, một số còn co giật, số khác không có sự sống, gây ra những phản ứng mạnh mẽ nhất từ cộng đồng quốc tế phần lớn đã đưng bên lề cuộc nội chiến hai năm qua tại Syria.

Mười ngày sau đó, sau khi công bố một báo cáo tình báo xác định Tổng thống Syria Bashar Assad đã ra lệnh sử dụng các loại vũ khí đo và đã giết chết ít nhất 1.429 người.

 Tổng thống Barack Obama tuyên bố ông sẽ đề nghị Quốc hội cho phép để tấn công khu vũ khí hóa học của Syria.

Trong khi Assad và các đồng minh của ông đã bác bỏ những cáo buộc này, các nhóm phiến quân muốn lật đổ Assad có vẻ như đã sẵn sàng cho một bước đột phá lớn.

Và cuộc chiến đó đã không bao giờ xảy ra.
 Dư luận Mỹ đã nhất quyết chống lại một sự can thiệp ở Trung Đông. Nga, một trong những nước ủng hộ thân với Assad nhất, dàn xếp và thuyết phục Damascus phải nhường lại khu dự trữ vũ khí hóa học của Syria cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

 Chính quyền Assad được biết đã hợp tác với các kiểm soát viên LHQ và bây giờ muốn xóa bỏ kho dự trữ vũ khí hoá học của Syria.

Trong khi đó, cuộc nội chiến kéo dài, đục khoét thành phố và phân tán các cộng đồng. Quân nổi dậy – một liên minh lỏng lẻo của nhiều lực lượng dân quân – đã vỡ thành nhiều mảnh, nhóm Hồi giáo và các phe phái thế tục đối lập đang xung đột với nhau.

Đàm phán hòa bình tại Geneva vào đầu năm tới không thể đến sớm hơn nữa, nhưng rất ít người lạc quan về kết quả sẽ đạt được.

Nguồn: Top 10 International News Stories. By Noah Rayman Dec. 04, 2013 | TIME.com

Switch mode views: