Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ thông qua đạo luật chống kỳ thị giới đồng tính ở sở làm

GAYMARRIAGE-CELEBRATION


Một cặp đồng tính nam tại San Francisco - REUTERS /Noah Berger


Sự kiện mang tính lịch sử : Hôm qua, 07/11/2013, với 64 phiếu thuận, 32 phiếu chống, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật nghiêm cấm việc phân biệt đối xử nhắm vào những người đồng tính, chuyển giới, tại nơi làm việc.

Từ 20 năm nay, các Nghị sĩ đảng Dân chủ đã đòi phải có một đạo luật ở cấp Liên bang. Lần này, họ đã nhận được sự ủng hộ của các Thượng nghị sĩ bên đảng Cộng hòa.

 Thông tín viên Anne-Marie Capomaccio, từ Washington, gửi về bài tường trình sau đây :

Tại Mỹ, cuộc sống thường nhật của công dân phụ thuộc rất nhiều vào nơi ở.

Chỉ có 21 trong số 50 tiểu bang đã thông qua các đạo luật cấm phân biệt đối xử do thiên hướng giới tính tại nơi làm việc.

Đối với các tiểu bang khác, người ta có thể từ chối tuyển dụng một người đồng tính hoặc sa thải một nhân viên vì lý do này.

Thượng nghị sĩ Tammy Baldwin nằm trong số những người, từ nhiều năm nay, đấu tranh đòi có một đạo luật ở cấp Liên bang. Từ năm ngoái, bà là dân biểu duy nhất công khai tuyên bố mình là đồng tính tại Thượng viện.

Bà cho rằng đó là một ngày đáng ghi nhớ. Bà nói : Đối với những người như tôi, trong cộng đồng đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới, thì việc đánh giá nhân viên trong môi trường làm việc phải dựa trên chất lượng công việc và bằng cấp và việc khẳng định điều này là quan trọng. Đây là một bước tiến tuyệt vời và tôi sẽ không bao giờ quên ngày này.

Để có được cuộc bỏ phiếu, các Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã nhận được sự ủng hộ của các đồng nghiệp bên đảng Cộng hòa.

Không một Thượng nghị sĩ nào dám công khai chống lại đạo luật. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy 70% dân Mỹ ủng hộ đạo luật.

Tuy nhiên, tình hình có thể bế tắc ở Hạ viện. Tại đây, một thiểu số dân biểu cực hữu đã tuyên bố có ý định tìm mọi cách ngăn cản việc thông qua đạo luật này.


Switch mode views: