Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

G20 kêu gọi Mỹ khẩn cấp giải quyết khủng hoảng ngân sách

USA-IMF-FISCAL


Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF - Christine Lagarde, trong cuộc họp báo, tại Washington, 10/10/2013
REUTERS


Cuộc họp toàn thể của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, ngày hôm qua, 11/10/2013, ở Washington, đã kêu gọi chính quyền Mỹ khẩn trương hành động, giải quyết cuộc khủng hoảng ngân sách.

Từ Washington, thông tín viên RFI Jean Louis Pourtet tường trình:

« Trong những cuộc họp kiểu như thế này, Hoa Kỳ thường có thói quen dạy dỗ các nước khác hơn là bị nhắc nhở. Thế nhưng, năm nay, Washington bị phê phán vì nhiều lý do khác nhau.

Trong thông cáo, nhóm G20 tài chính đã đề nghị Hoa Kỳ « khẩn cấp hành động để giải quyết những bấp bênh về ngân sách trong ngắn hạn ».

Tình trạng tê liệt ngân sách và mối đe dọa mất khả năng thanh toán của cường quốc số một 1 kinh tế làm cho cộng đồng tài chính quốc tế lo ngại.

Một lo lắng khác : Sắp sửa đến thời điểm chấm dứt chính sách kích thích hào phóng của Cục Dự trữ Liên bang, bơm 80 tỷ đô la mỗi tháng cho nền kinh tế.

Giới đầu tư trước đây đã rút vốn ra khỏi các nước đang trỗi dậy, sẽ bị mất đi một nguồn tài chính quan trọng. Kể từ sau thông báo của ông Ben Kernanke vào mùa xuân vừa qua, các nước Châu Phi phải trả lãi cao hơn khi đi vay.

Trong thông cáo của mình, các Ngân hàng Trung ương của các nước Châu Phi lo ngại việc chấm dứt hỗ trợ tiền tệ, đã cảnh báo nguy cơ « làm trật đường ray » tiến trình phục hồi tăng trưởng trên thế giới.

Hoa Kỳ còn bị nhóm G20 chỉ trích về việc chưa thông qua kế hoạch cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho phép các nước đang trỗi dậy có trọng lượng hơn trong định chế này.

Về điểm phê phán thứ nhất, vào lúc cuộc khủng hoảng ngân sách bước sang ngày thứ 12, Nhà Trắng và đảng Cộng Hòa vẫn chưa đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, dường như, cả hai bên tỏ quyết tâm tìm kiếm một thỏa hiệp để thoát ra khỏi tình trạng bế tắc. Song kết quả đạt được rất khiêm tốn : Từ 48 giờ qua, hai bên vẫn đang thương thuyết với nhau.

Tối Thứ Năm, Tổng thống Barack Obama đã tiếp các phái đoàn Thượng nghị sĩ và dân biểu của đảng Cộng Hòa. Nhiều người trong số họ bắt đầu thực sự lo ngại về tác động chính trị của cuộc khủng hoảng đối với đảng Cộng Hòa, bị coi là phải chịu trách nhiệm về tình trạng bế tắc hiện nay, theo như nhìn nhận của 60% dân Mỹ qua các cuộc thăm dò dư luận.

Hôm qua, Tổng thống Obama và Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã nói chuyện với nhau qua điện thoại.

Chủ tịch Hạ viện (thuộc đảng Cộng Hòa) đề xuất cho phép nâng mức trần của nợ công cho đến ngày 22/11/2013, nhưng không chấp nhận cho mở lại các cơ quan chính quyền Liên bang trừ phi đạt được thỏa thuận giảm một số chi phí công.

Còn các Thượng nghị sĩ của đảng Cộng Hòa thì đề nghị nâng mức trần nợ từ nay đến đầu năm tới, chấm dứt việc đóng cửa các cơ quan chính quyền, đổi lại, thuế đánh vào một số thiết bị y tế sẽ bị xóa bỏ.

Chắc chắn là đề xuất của Thượng viện phù hợp với mong muốn của Tổng thống hơn, nhưng trong cả hai trường hợp, đảng Cộng Hòa đều đưa ra điều kiện khi bỏ phiếu chấp thuận giải quyết vấn đề nợ và ngân sách.

Thế nhưng, Tổng thống Mỹ vẫn tuyên bố rằng ông chỉ bắt đầu đàm phán khi các dân biểu không được đưa ra các điều kiện tiên quyết để bỏ phiếu thông qua việc nâng mức trần nợ và cho mở cửa trở lại toàn bộ các cơ quan Liên bang.

Tuy nhiên, dưới áp lực của người dân, ngày càng tỏ thái độ bất bình, cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều đang cố gắng hơn để tìm kiếm lối thoái ra khỏi khủng hoảng ».


Switch mode views: