Hy Lạp : Tổng đình công phản đối cải cách cắt giảm công chức
- Thứ Ba, 16 tháng Bảy năm 2013 21:29
- Tác Giả: Anh Vũ
Tổng đình công tại Hy Lạp lngày 16/07/2013 trước trụ sở Quốc hội.
REUTERS/John Kolesidis
Ngày 16/7/2013, cả đất nước Hy Lạp lại rơi vào tình trạng tê liệt khi hai công đoàn chính kêu gọi tổng đình công.
Người biểu tình phản đối các cải cách đang được Quốc hội xem xét, trong đó liên quan đến việc cắt giảm nhân sự trong cơ quan Nhà nước.
Tâm điểm phản đối là dự luật sẽ được bỏ phiếu vào ngày mai 17/07/2013, liên quan đến việc tái cấu trúc toàn bộ khu vực công nằm trong những đòi hỏi của các nhà tài trợ vốn cho Hy Lạp.
Dự luật nếu được thông qua, từ nay đến cuối năm, Hy Lạp phải cắt giảm 4 000 nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, cùng với việc thuyên chuyển bố trí lại 12 000 công chức.
Hy Lạp được các nhà tài trợ dự tính tháo khoán 7 tỷ euro, được tiến hành qua nhiều giai đoạn, với điều kiện Athènes phải tiến hành những cải cách như đã thỏa thuận.
Những ngành liên quan trực tiếp của kế hoạch sắp xếp lại nhân sự là giáo dục, cảnh sát thành phố.
Tất nhiên các công đoàn phản đối gay gắt kế hoạch của chính phủ sắp xếp lại nhân sự khu vực công.
Sau hàng loạt các cuộc biểu tình diễn ra trong tuần qua, lần này các công đoàn kêu gọi tổng đình công.
Theo ghi nhận của AFP tại chỗ, sáng nay các chuyến tàu lửa đều ngừng hoạt động trên cả nước.
Tại thủ đô Athènes, các chuyến xe buýt và xe điện ngầm chỉ hoạt động cầm chừng. Nhiều chuyến bay khởi hành từ Hy Lạp bị rối loạn vì nhân viên kiểm soát không lưu ngừng làm việc trong ngày.
Nhiều cuộc biểu tình lớn được tổ chức ở các thành phố lớn của Hy Lạp.
Trong khi đó, dư luận trong nước lại rất chia rẽ quan điểm về cải cách của chính phủ.
Theo các cuộc thăm dò mới nhất, số người Hy Lạp chống và ủng hộ kế hoạch cắt giảm nhân viên khu vực công là ngang nhau. Hiện tại, Hy Lạp có 700 nghìn nhân viên làm việc trong khu vực công.
Các nhà tài trợ vốn cho Hy Lạp đánh giá đây là khu vực hoạt động không hiệu quả, gây lãng phí nhiều nhất và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ công không trả nổi của Hy Lạp hiện nay.
Để thoát ra khỏi tình trạng đó, Hy Lạp phải cải tổ lại toàn bộ khu vực công.
Nhiều khả năng các dự luật cải cách sẽ được thông qua và như vậy bầu không khí đấu tranh xã hội tại Hy Lạp lại càng trở nên căng thẳng.
Tin mới
- Trung Quốc đẩy mạnh khai thác dầu khí tại các vùng biển tranh chấp - 18/07/2013 16:59
- Cơm trường có thuốc trừ sâu: 25 học sinh Ấn chết vì ngộ độc - 18/07/2013 16:50
- Ấn Độ triển khai 50 000 quân đến biên giới Trung Quốc - 18/07/2013 16:42
- Các nhà sản xuất rượu vang California nhắm vào Trung Quốc - 18/07/2013 03:37
- Giáo Hoàng Francis không dùng ‘popemobile’ ở Brazil - 17/07/2013 21:17
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-07-2013 - 17/07/2013 20:34
- Matxcơva không muốn vụ Snowden làm tổn hại quan hệ Mỹ-Nga - 17/07/2013 18:14
- Đàm phán về việc mở rộng lãnh thổ Philippines đón quân đội Mỹ - 17/07/2013 15:55
- Tòa án Luật Biển đã họp bàn về vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc - 17/07/2013 15:25
- Nội các lâm thời Ai Cập tuyên thệ nhậm chức - 16/07/2013 22:20
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 16-07-2013 - 16/07/2013 15:50
- Con rể TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ mở nhà hàng McDonald's ở Việt Nam - 16/07/2013 15:38
- Việt Nam lần đầu có nữ tướng công an - 15/07/2013 21:19
- Úc lo ngại làn sóng thuyền nhân VN - 15/07/2013 21:12
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 15-07-2013 - 15/07/2013 21:03
- Chiến tranh tin học, mục tiêu mới của giới quân đội - 15/07/2013 20:47
- Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vô hiệu hóa điện thoại thông minh của nhân viên - 15/07/2013 19:55
- Đài Loan tập trận ảo đề phòng Trung Quốc tấn công - 15/07/2013 19:25
- Phát triển quan hệ Mỹ-Việt : Thời cơ đang thuận lợi - 15/07/2013 19:02
- Nhật Bản có thể quốc hữu hóa các đảo chưa có chủ - 15/07/2013 18:51