Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nông dân Việt “thiệt hai lần” vì chính sách lúa gạo



ĐỒNG THÁP (NV) - Một nông dân quanh năm nợ nần, quần quật trên đồng ruộng quanh năm mà vẫn nghèo khổ, cáo buộc chính sách kinh doanh lúa gạo độc quyền của nhà nước CSVN là “chụp giật kiểu buôn chuyến”.

NongdanViet

 Gặt lúa hè thu ở ngoại thành Hà Nội. Nông dân tố cáo chính sách kinh doanh lúa gạo độc quyền của nhà nước là “chụp giựt kiểu buôn chuyến” làm hại nông dân. (Hình:  HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

 


Ông trưng dẫn cho thấy nông dân Việt Nam đã 'thiệt hại kép” vì cái chính sách đó dù nhà cầm quyền Hà Nội từng tuyên truyền  và ra các nghị định, nghị quyết buộc đám quốc doanh xuất khẩu gạo phải thu mua với giá để nông dân lãi 30%.

Cho đến bây giờ, các công ty thu mua và xuất cảng gạo quốc doanh chỉ đi gom lúa của nông dân khi đã ký được hợp đồng, thường là để nông dân mỏi mòn, cần phải bán lúa nhanh dù phải bán giá thấp để có tiền trả nợ ngân hàng và cơ hội vay món vay khác làm mùa sau.

“Từ năm 2008 đến nay, thu nhập của nông dân càng ngày càng giảm, do thiệt hại kép: Giá lúa giảm, trong khi các mặt hàng thiết yếu là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đều tăng cao.
Như giá lúa năm 2011 là 6,000đ/kg, năm 2012 giảm xuống 5,400đ/kg, đến vụ hè thu này chỉ còn 4,250 đồng/kg, trong hai năm giảm gần 30%.”

Ông Huỳnh Kim Hải, một nông dân ở thị trấn Sa Rai, huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp, trả lời cuộc phỏng vấn của báo Tiền Phong hôm Thứ Hai 24 tháng 6 nói như vậy.

Năm 2010,  nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra Nghị quyết số 63/NQ-CP “Về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” từ đó thúc hối đám quốc doanh phải thu mua với giá cho nông dân “đảm bảo người sản xuất  lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất.”

Thực tế, nhiều bản phân tích thời gian đó đã nêu ra nghịch lý là nông dân không hề được lãi như vậy. Thậm chí còn phải bán “dưới giá thành sản suất” vì quá kẹt tiền trả nợ.

Như hai năm 2008 và 2009, quốc doanh CSVN xuất cảng tổng cộng 10.7 tấn gạo, đem về $5.5 tỉ, tính ra trung bình $518/tấn.

Trong khi đó, giá thu mua từ nông dân (quy ra gạo) của thương nhân (tức đám quốc doanh Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam - VFA) chỉ khoảng $350/tấn.

Cái sai biệt này chui vào túi nhà nước chứ nông dân không được hưởng dù “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” quanh năm trên cánh đồng cháy nắng.

Lúc cái nghị định nói trên của ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra thì giá thu mua lúa là 6,000 đồng/ký, nay như nông dân Huỳnh Kim Hải nêu ra, sự thật trái ngược với chính sách.

Ngày 26 tháng 5,2013, TTXVN loan tin trong 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất cảng được một số nông lâm sản và thủy sản trị giá hơn $10.7 tỉ.

 “Trong số này, xuất khẩu gạo trong năm tháng ước đạt 2.86 triệu tấn, giá trị đạt hơn $1.26 tỷ, giảm hơn 3% về khối lượng và gần 8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

 Trung Quốc vẫn duy trì vị trí là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của nước ta, đạt 38.7% tổng trị giá xuất khẩu gạo, tiếp đến là Malaysia (6.1%), Singapore (5.6%), Hong Kong (4.2%) và Indonesia (4.1%).”

Ông Huỳnh Kim Hải chỉ trích chế độ Hà Nội không biết đưa ra chính sách bảo vệ nông dân như chính phủ Thái Lan với “chiến lược hợp lý, có đủ kho trữ, xây dựng thương hiệu” thay vì bán gạo “kiểu   chụp giựt buôn chuyến như VFA đang làm”.

Ông kể rằng “Vụ hè thu này tôi sạ 8 ha, giống lúa OM6976, đã lấy tiền cọc để ngày 28/6 cắt, giá 4,250 đ/kg.

Mấy người có lúa ở gần tôi đã cắt, năng suất khoảng 5.5 tấn/ha, như vậy vụ hè thu này may là hòa vốn.

Vụ đông xuân, tôi cũng làm 8 ha, lúa OM4900 bán đúng ngày bắt đầu mua tạm trữ 16/3, giá 4,400 đ/kg, lời khoảng 1,000 đ/kg, với năng suất 6.6 tấn/ha, tổng cộng lời được 52.8 triệu đồng.

Như vậy, cả 2 vụ lúa năm 2013 này, tôi lời 52.8 triệu đồng. Gia đình tôi có 6 người, mẹ tôi, vợ chồng tôi, và 3 đứa con, tính ra một tháng mỗi người thu nhập chỉ có 733,000 đồng.

 Từ đây đến thu hoạch vụ lúa đông xuân năm tới, tôi phải đi vay ngân hàng mà ăn, mà làm và chắc chắn nợ lại chồng chất.”

Như vậy, ông và các người trong gia đình thu nhập chỉ bằng nửa tiền lương công nhân ở các khu chế xuất như Sài Gòn, Bình Dương, Biên Hòa vốn dĩ đã không đủ sống.

 Bởi vậy, trên tờ Tiền Phong, ông Huỳnh Kim Hải cho hay ông “quyết không để con làm ruộng” mà sẽ bán ruộng hoặc cho mướn ruộng lấy tiền cho con ăn học một cái nghề gì đó.

“Là nông dân, tôi thấm thía mình thuộc tầng lớp “thấp cổ bé họng”, thiệt thòi nhất trong xã hội. Chia đất cho con là chia cái khổ cho con, nên tôi cho con ăn học để tìm một nghề nào đó, quyết không để con làm ruộng.” Ông Huỳnh Kim Hải nói.

Ba năm gần đây, người ta thấy chế độ Hà Nội loan báo các kế hoạch thu mua, tồn trữ 1 triệu tấn gạo để “giúp nông dân”.

Ngày 14 tháng 6, 2013, người ta thấy ông Trương Thanh Phong, chủ tịch VFA trên báo Tiền Phong “Năm nay, giá định hướng không thể bằng được năm ngoái vì dư thừa nhiều quá.

 Việc thu mua dứt khoát không được dưới giá thành. Mục tiêu của hiệp hội là không để nông dân lỗ, có lãi là được, còn mức lãi 30% trở lên thì rất khó”.

Dù ông Phong nói lấp lửng như vậy, nhưng đối chiếu với lời nông dân Huỳnh Kim Hải, chỉ có ông nhà nước hưởng lợi, không phải nông dân.

Ngày 13/6/2013, Bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Cao Đức Phát nói ở Quốc hội rằng  thị trường tiêu thụ nông sản đang bế tắc.

Lúa chín đầy đồng, tôm cá ê hề nhưng nông dân không bán được. (TN)

Switch mode views: