Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ghana trục xuất thợ mỏ Trung Quốc. Dân Quảng Tây phản đối sứ quán


Movang  Obuasi -Ghana

Mỏ vàng Obuasi tại Ghana (Getty Images /M. Milligan)


Nhiều cuộc biểu tình xảy ra tại Thượng Lâm, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc sau khi tại Châu Phi, khoảng 160 thợ mỏ vàng Trung Quốc cư trú bất hợp pháp bị chính quyền Ghana bắt giam chờ ngày trục xuất.

Chỉ trong vòng 3 năm, hơn 50 ngàn nhân công Trung Quốc từ Thượng Lâm được « xuất khẩu » sang Ghana trong cơn sốt tìm vàng.

Theo bản tin Asia News đề ngày hôm qua 07/06/2013, hàng trăm người dân huyện Thượng Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã xuống đường trong những ngày qua để bảo vệ thân nhân của họ tại Ghana, châu Phi.

Người biểu tình mang biểu ngữ lên án « sứ quán Trung Quốc tại Ghana không làm gì cả ».

Họ cũng cho biết thân nhân của họ ở Ghana lo sợ bị « tấn công, cướp bóc và giết chết ».

Đầu tháng 6/2013, chính phủ Ghana đã bắt 169 thợ mỏ Trung Quốc trong chiến dịch bài trừ nạn khai thác mỏ vàng bất hợp pháp.

 Hầu hết đều mang quy chế « thợ xây dựng » nhưng đã quá hạn. Chính quyền Ghana lên án họ làm ăn bất chính, thiếu vệ sinh, phá hoại môi trường.

Ba năm trước tại Ghana chỉ có độ 10 mỏ vàng do vài người Trung Quốc thầu khai thác.

Bây giờ thì số công nhân Trung Quốc đã lên đến 50.000 người và đang khai thác khoảng 2000 mỏ vàng tại Ghana với thu nhập từ 2000 đến 3000 đôla mỗi tháng.

Theo luật pháp, chỉ có người Ghana mới được quyền làm chủ mỏ vàng nhưng một số chủ nhân chấp nhận người Trung Quốc làm đối tác.

Chủ nhân Trung Quốc bị công nhân địa phương tố cáo « bóc lột nhân công như nô lệ » và « hãm hiếp phụ nữ Ghana ».

Nhiều thợ mỏ tại Quảng Tây công nhận là đồng hương của họ sang Ghana khai thác vàng bất hợp pháp. Tuy nhiên họ yêu cầu chính phủ Trung Quốc trợ giúp hồi hương.

Theo Asia News, một số người dân Thượng Lâm từng sống ở Ghana xác nhận những lời tố cáo của Ghana là đúng với sự thật và họ quy trách nhiệm cho xã hội đen Thượng Lâm.



Switch mode views: