Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Kinh tế Mỹ dưới thời Trump

Một nền kinh tế thịnh vượng, tăng trưởng tốt và tầng lớp bình dân là những người hưởng lợi lớn nhất.
trump dallas

Ông Trump được hàng chục ngàn người ủng hộ chào đón trong buổi tập trung vận động tranh cử tại Dallas, Texas hôm 17/10/2019 (Ảnh: youtube)



Bốn vùng cấm mà giới truyền thông Mỹ “sợ mất mật” không dám nhắc đến là:
Sự phát triển của Mỹ dưới thời Trump đang đem lại lợi ích trực tiếp cho những nhóm người dễ bị tổn thương nhất;
Chính sách thương mại của chính quyền đang có hiệu quả rõ rệt
Dòng người nhập cư trái phép suy giảm đáng kể;
 Và lần đầu tiên trong vòng 65 năm, Hoa Kỳ chính thức không còn là nước nhập khẩu ròng xăng dầu.

Đây đều là những lời hứa mà ông Trump đưa ra khi còn tranh cử.
Ba điều đầu tiên cũng là những điều các chính quyền trước Trump từng cam kết nhưng bị bỏ quên sau khi đắc cử.

Thậm chí đến bây giờ, những ứng viên Đảng Dân chủ chưa kịp “làm quen” với thực tế vẫn quyết liệt đả kích chính sách “cắt giảm thuế cho người giàu” của ông Trump, trong khi vẽ ra một tương lai không tưởng của một “thế giới đại đồng”, nơi không còn giàu nghèo, biên giới bị xóa sổ, nhiên liệu hóa thạch bị cấm, giáo dục và y tế miễn phí từ một nguồn ngân sách vô hạn không biết đến từ đâu.

Báo cáo của cục thống kê đầu tháng 10 cho biết thu nhập của người lao động Mỹ đang tăng ở mức 3,4% một năm, một tốc độ chưa từng thấy kể từ những năm tốt nhất của chính quyền Reagan.

Trong khi đó, tỷ lệ người nghèo giảm xuống 11,8%, mức thấp nhất từng ghi nhận từ chính quyền Clinton và vẫn liên tục đi theo hướng tích cực.

Tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất từ chính quyền Lyndon Johnson hơn 50 năm trước, khi mà con số thất nghiệp được trợ giúp bởi yêu cầu nhập ngũ 545.000 thanh niên tới tham chiến ở Việt Nam.

 Các nhóm dân thiểu số không những bị gạt ra lề như các đối thủ của ông Trump tố cáo mà còn được lợi nhiều nhất từ nền kinh tế của ông Trump.

Thu nhập trung bình của những gia đình có phụ nữ làm chủ hộ tăng 7,6% trong năm ngoái, mức tăng vượt xa các nhóm có thu nhập cao hơn.
Tỷ lệ nghèo trong các gia đình đơn thân nữ gốc Phi giảm 2,7%, gốc Latinh giảm 4%.

Các ngành kinh tế có phụ nữ chiếm đa số lao động như nhà hàng khách sạn và y tế báo cáo mức lương tăng mạnh mẽ trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ gốc Phi và gốc Latinh rơi xuống 4,5%, mức thấp nhất từng ghi nhận.

Một luận điệu của Đảng Dân chủ thường lặp đi lặp lại nhưng đã bị chứng minh là sai lầm là tuyên bố tầng lớp trung lưu của Mỹ đang suy giảm.
Trên thực tế, tổng số gia đình có kinh tế ở ngưỡng thấp nhất đã giảm hơn 1 phần trăm và số lượng gia đình có thu nhập từ 50.000 đô đến 150.000 đô và trên 200.000 đô đều đã tăng gần 1 phần trăm.

 Thu nhập của những gia đình trẻ (vợ, chồng dưới 34 tuổi) cũng tăng mạnh.
Mức tăng trưởng lớn nhất trong thu nhập là ở những người nằm trong nhóm thu nhập thấp và trung bình.
Điều này kéo theo một hệ quả tích cực là làm số lượng người xin trợ cấp chính phủ và phải sống nhờ phúc lợi xã hội cũng giảm mạnh.

Các con số rõ ràng trên giấy của cơ quan thống kê và Bộ Lao động đã chứng minh cho một quan sát rằng: chính quyền mà đặt phát triển kinh tế (Trump) lên trước ưu tiên đánh thuế để lưu chuyển tài sản để đòi công bằng thu nhập  (Obama) đạt được cả hai mục tiêu là phát triển kinh tế và giảm bớt bất bình đẳng xã hội.

Không may là Đảng Dân chủ, trong cuộc tranh luận mới nhất của mình, vẫn cứ ra rả tuyên truyền đấu tranh giai cấp, về đánh thuế “cắt cổ” những kẻ giàu có để “giúp người nghèo”, trong khi chính họ cũng là những triệu phú.

Các ứng viên sáng giá nhất của Đảng này dường như quên mất rằng chính phần lớn siêu sao Hollywood, giới cánh tả ở Thung Lũng Silicon và Phố Wall hầu hết là những người ủng hộ Đảng Dân chủ (và ghét Trump) nhất, vẫn khẳng định người được lợi duy nhất trong nền kinh tế phát triển rực rỡ nhờ chính sách của Trump là tay chân thân tín và bè bạn của Trump.

Nhưng trên thực tế, những người cảm thấy cuộc sống của họ đang tốt lên từng ngày là những người từng phải vật lộn nhiều nhất, và họ sẽ nhớ đến điều này vào ngày bầu cử.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa công bố kết quả dự đoán từ ba mô hình nghiên cứu hành vi mới nhất của cử tri Mỹ, cho thấy nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục tốt đẹp trong năm tới, ông Trump sẽ dễ dàng đè bẹp mọi đối thủ Đảng Dân chủ.

Các mô hình dự đoán bầu cử của Moody đã luôn chính xác từ năm 1980, chỉ có một lần sai số vào năm 2016 do “biến số bất ngờ” gây ra bởi nhân tố Trump.Tuy nhiên Moody cho hay họ đã điều chỉnh lại các biến số này cho việc dự đoán bầu cử 2020.

 

Thương mại với Trung Quốc cũng là một mặt trận gây tranh cãi.


Trong khi Mỹ và Châu Âu từ lâu luôn muốn Trung Quốc phải công bằng hơn trong các giao dịch thương mại, họ vẫn luôn bị trói tay bởi áp lực từ lá phiếu trong tay người tiêu dùng và các tập đoàn kinh doanh có làm ăn với Trung Quốc.

Ông Trump là người đầu tiên “bất chấp” mọi khuyến cáo để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc để bảo vệ trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu trước khi quá muộn. Cuộc chiến thương mại mà ông khởi động nhằm thực hiện nhiệm vụ đó.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thừa nhận rằng “tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong 17 năm rưỡi” và quy cho nguyên nhân là vì xung đột thương mại với Mỹ, một phát ngôn thẳng thắn hiếm thấy đối với một lãnh đạo Trung Quốc.

Bắc Kinh vừa công bố số liệu tăng trưởng tháng 9 là 6.0%, thấp nhất trong vòng gần 30 năm và đe dọa mục tiêu mà chính phủ Trung Quốc đưa ra là 6,5% cho toàn năm 2019.
Các tổ chức phân tích kinh tế uy tín của phương Tây, bao gồm Viện Brookings cho rằng Trung Quốc đã luôn thổi phồng con số tăng trưởng GDP của mình ít nhất 2% kể từ năm 2008.

Theo họ, Trung Quốc không thực sự đạt được tăng trưởng tới 6% trong khoảng một thập kỷ qua chứ đừng nói là mười mấy phần trăm và quy mô nền kinh tế của họ chỉ là 10,9 nghìn tỷ USD chứ không phải 13,4 nghìn tỷ USD như công bố.
Điều này tức là nền kinh tế Trung Quốc chỉ bé bằng 1/2 nền kinh tế Mỹ, và với tỷ lệ tăng trưởng thực sự thì không có khả năng “sắp vượt qua” quy mô kinh tế tuyệt đối của Mỹ như nhiều cảnh báo.

 Điều này đã được tính đến khi chính quyền Trump theo đuổi cuộc chiến thương mại suốt 15 tháng qua, và thực tế cho thấy Trung Quốc đang phải nhượng bộ để trì hoãn những đòn thuế mới do kinh tế bị ảnh hưởng quá nặng nề.

Cuộc chiến thương mại diễn ra trong thời điểm nhạy cảm đối với Trung Quốc.

 Dịch tả lợn Châu Phi đã khiến nguồn cung thịt lợn đối với thị trường tiêu thụ thịt khổng lồ này có thể suy giảm tới 50% trong năm nay, trong khi Trung Quốc đã tăng thuế nhập khẩu thịt lợn Mỹ lên 4 lần nhằm gây tổn thất cho những nông dân ủng hộ ông Trump trung thành nhất.

Hậu quả là giá thịt lợn ở Trung Quốc tăng cao chót vót, và có thời điểm Bắc Kinh còn lo sợ bất ổn trong nước vì dân thiếu thịt lợn còn hơn là cuộc biểu tình Hồng Kông.
Đến giữa tháng 10, Trung Quốc tuyên bố miễn giảm thuế thịt lợn cũng như hàng loạt các mặt hàng nông sản của Mỹ khác để đổi lấy sự hòa hoãn tạm thời của chính quyền Trump.

Khác với Mỹ, nước đã trở thành nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, Trung Quốc là nạn nhân chính nếu giá dầu trên thế giới tăng cao, một nguyên nhân khiến nước này khước từ thực thi chịu chế tài Iran.

 Ông Trump tuyên bố chính quyền của ông đã thu được 68 tỷ USD nhờ các khoản thuế mới và đã chi 16 tỷ USD để trợ cấp cho những nông dân bị tổn thất trong thương chiến.

Nay với triển vọng một thỏa thuận mới với Trung Quốc, tốt hơn và công bằng hơn với người Mỹ, những nông dân đã chịu đựng cùng tổng thống qua thời kỳ khó khăn của thương chiến, “sẽ cần phải mua thêm nhiều đất đai và máy kéo để có thể kịp đáp ứng được các đơn hàng từ Trung Quốc”, ông Trump đề xuất.

Switch mode views: