Hàn – Triều đọ sức ở Bình Nhưỡng: Trận cầu ‘‘lịch sử’’ không khán giả
- Thứ Tư, 16 tháng Mười năm 2019 23:21
- Tác Giả: Trọng Thành
Đội tuyển bóng đá Hàn Quốc (áo trắng) gặp đội Bắc Triều Tiên tại sân vận động Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng, ngày 15/10/2019
Yonhap via REUTERS
Quan hệ giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên tan băng đủ mức cho phép hai đội tuyển bóng đá nam quốc gia gặp nhau lần đầu tiên tại Bình Nhưỡng kể từ năm 1990.
Tuy nhiên, trận đấu lịch sử này đã không hề có cổ động viên nào và cũng không được truyền hình trực tiếp.
Theo AFP, trong trận cầu ‘‘ba không’’ hôm qua, tại sân vận động Kim Nhật Thành (không tỉ số, không khán giả, không phóng viên), các thông tin hiếm hoi lọt ra ngoài chủ yếu đến từ các trang mạng của FIFA và Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC).
Hai tổ chức nói trên chỉ được phép phổ biến một vài thông tin đơn giản về diễn biến trận đấu.
Hình ảnh được công bố trên trang mạng của Liên Đoàn Bóng Đá Hàn Quốc (KFA) cho thấy quốc kỳ Hàn Quốc tung bay trên sân vận động rực rỡ ánh đèn, nhưng khán đài trống trơn.
Không khí rất căng thẳng trước trận cầu.
Trước khi lên đường bay đến Bình Nhưỡng, qua ngả Bắc Kinh, đội tuyển Hàn Quốc phải bỏ lại toàn bộ điện thoại di động tại sứ quán Hàn Quốc ở Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo trước trận đấu của huấn luyện viên Hàn Quốc Paulo Bento, người Bồ Đào Nha, chỉ có 5 phóng viên Bắc Triều Tiên được tham dự.
Đoàn Hàn Quốc chỉ có thể liên lạc với bên ngoài thông qua thư điện tử, mà thư chỉ có thể gửi từ khách sạn.
Trận đấu đầu tiên của Bắc Triều Tiên tại sân nhà, trong vòng loại Vô địch Bóng đá Thế giới, diễn ra trong bối cảnh hoàn toàn khác hẳn với không khí đầu năm ngoái 2018, khi tổng thống Hàn Quốc nhân Thế Vận Hội Pyeongchang thúc đẩy quan hệ Liên Triều, và nguyên thủ hai bên ba lần gặp gỡ.
Giờ đây đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên rơi vào ngõ cụt, Bình Nhưỡng liên tục thử tên lửa.
Các cổ động viên Hàn Quốc hết sức thất vọng và giận dữ. Nhiều bình luận trên mạng xã hội Hàn Quốc lên án cách xử sự của chính quyền Bình Nhưỡng.
Theo một người hâm mộ, nếu Bình Nhưỡng ngăn cản truyền hình trực tiếp, thì FIFA phải khai trừ đội tuyển Bắc Triều Tiên.
Lần đầu tiên hai đội tuyển bóng đá nam của hai miền Nam Bắc Triều Tiên gặp nhau giao hữu là vào năm 1990.
Vào lần đó, hai đội đứng dưới một lá cờ biểu tượng chung cho cả hai miền.
Trận tranh giải đầu tiên giữa hai miền tại Bình Nhưỡng là vào năm 2017 (giải bóng đá nữ).
Tin mới
- Bắc Kinh không thể hiểu được khát vọng dân chủ của người Hồng Kông - 20/10/2019 02:32
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 19-10-2019 - 20/10/2019 01:26
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 18-10-2019 - 19/10/2019 04:39
- “Lưỡi bò” trong phim Abominable: Trung Quốc bị gậy ông đập lưng ông - 18/10/2019 23:20
- Việt Nam ký hiệp định hợp tác quốc phòng với Liên Hiệp Châu Âu - 18/10/2019 22:52
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-10-2019 - 17/10/2019 21:58
- Vì sao Nga và Mỹ bị « tê liệt » vì chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria - 17/10/2019 20:50
- Quân sự và kinh tế, hai lá bài giúp Nga mở rộng ảnh hưởng tại châu Phi - 17/10/2019 15:45
- Biển Đông: Trung Quốc lại kêu gọi đối thoại sau khi bị Việt Nam tố cáo - 17/10/2019 15:32
- Bị phản đối dữ dội, trưởng đặc khu Hồng Kông phải rời Nghị Viện - 17/10/2019 00:27
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 16-10-2019 - 16/10/2019 22:48
- Được Nga chiếu cố, ASEAN vừa mừng vừa lo - 16/10/2019 19:24
- Mỹ viện lý do nhân quyền để triệt hạ công nghệ cao của Trung Quốc - 15/10/2019 20:51
- Syria : Donald Trump đổi thái độ, yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ngưng bắn - 15/10/2019 18:51
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 15-10-2019 - 15/10/2019 18:04
- Biển Đông: Việt Nam chuẩn bị cho những thách đố lớn hơn - 15/10/2019 16:40
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-10-2019 - 14/10/2019 21:05
- World Cup 2022 : Hai miền Triều Tiên đối đầu trong lúc bế tắc ngoại giao - 14/10/2019 18:07
- Nobel kinh tế 2019 vinh danh ba nhà khoa học ‘‘chống nghèo đói’’ - 14/10/2019 16:28
- Kiện vụ Tư Chính: Việt Nam phải tính toán thiệt hơn - 14/10/2019 16:11