• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-22 17:16:54') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-22 17:16:54') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 207 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Mike Pompeo, cột trụ cuối cùng trong chính sách ngoại giao của Donald Trump

usa iran un 3

 



Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 10/09/2019.
REUTERS/Kevin Lamarque



Vị thế của ngoại trưởng Mike Pompeo trong chính quyền càng được củng cố sau khi cố vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ, John Bolton ra đi.

Về đối ngoại, Mike Pompeo "một mình một chợ" và cũng là "cột trụ cuối cùng" về chính sách đối ngoại của Nhà Trắng, là một trong những người hiếm hoi được Donald Trump "tin tưởng".
 Trên đây là nhận định của giới truyền thông quốc tế.

Vào lúc cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Hoa Kỳ, ông Bolton, bị thất sủng, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tươi cười xuất hiện trước thềm Nhà Trắng.
Phát biểu với báo chí, ông Pompeo đã nhấn mạnh đến những "bất đồng" từng có với John Bolton và tin tưởng rằng, "từ giờ trở đi chung quanh tổng thống Trump chỉ còn lại những người được nguyên thủ Mỹ hoàn toàn tin tưởng".

Tổng thống Trump không ngớt lời ca ngợi Mike Pompeo, thành viên duy nhất trong nội các rất "ăn ý" với ông.

Chuyên gia Thomas Wright thuộc viện nghiên cứu Brookings đánh giá : loại được Bolton là một "thắng lợi của ông Pompeo".
 Cặp bài trùng này không hòa thuận với nhau và đã từ lâu ngoại trưởng Mỹ muốn Bolton rời khỏi chính quyền.

Thắng lợi của ông Mike Pompeo càng thêm trọn vẹn khi đích thân tổng thống Hoa Kỳ cho biết đã "đề nghị" để đương kim ngoại trưởng Mỹ kiêm luôn cả chức cố vấn an ninh quốc gia.
Đây là một sự kiện hiếm hoi, bởi tới nay nhà ngoại giao Henry Kissinger là người duy nhất có được vinh dự này.

Mike Pompeo đã khéo léo cảm ơn tổng thống Trump và cho biết ông muốn có được một người để cùng "phối hợp chính sách đối ngoại" của Mỹ.
Nói cách khác, về mặt chính thức, ngoại trưởng Pompeo đã từ chối ân huệ nói trên, nhưng về thực chất, ngày nào mà chiếc ghế cố vấn an ninh quốc gia còn chưa có chủ, thì Mike Pompeo là người duy nhất chia sẻ với tổng thống Trump chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Trên báo Wall Street Journal ngày 12/09/2019, Micheal C. Bender và Courtney McBride nhận định : "Bolton ra đi, vai trò của Mike Pompeo được mở rộng".
Tháng 5/2018 khi Mike Pompeo, ông trùm cơ quan tình báo Hoa Kỳ chính thức ngồi vào chiếc ghế ngoại trưởng, thay thế Rex Tillerson, cựu chủ tịch tập đoàn dầu khí ExxonMobile, mọi người đã nghĩ rằng, Pompeo là nhân vật cuối cùng còn thiếu trong dàn cố vấn về chính sách đối ngoại của chính quyền Trump.
Một năm rưỡi sau nhìn lại, Mike Pompeo là người duy nhất trong ê-kíp đó "còn trụ lại".

Vậy giờ đây, khi độc quyền điều hành chính sách ngoại giao của Mỹ, Mike Pompeo sẽ làm gì ?
 Hai đồng tác giả bài báo trên Wall Street Journal trả lời : Bolton đi rồi, Pompeo rảnh tay để thực hiện những tham vọng to lớn hơn của tổng thống Trump.
Chẳng hạn như việc tiếp xúc trực tiếp với tổng thống Iran, Hassan Rohani mà Washington không đặt ra những "điều kiện tiên quyết" hay mời đại diện quân Taliban đến Camp David để thảo luận về tiến trình vãn hồi hòa bình tại Afhganistan.

Trái với John Bolton, ngoại trưởng Pompeo là người ủng Zalmay Khalilzad, đặc sứ Mỹ về Afghanistan và ông tán đồng ý kiến mời đại diện Taliban đến tận Hoa Kỳ.
Liên quan đến đàm phán hạt nhân Mỹ-Bắc Triều Tiên, mọi chú ý sẽ dồn về phía ngoại trưởng Mike Pompeo.

 Bởi mọi người còn nhớ Bình Nhưỡng luôn chống đối sự hiện diện của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, người chủ trương dùng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề nguyên tử Bắc Triều Tiên và từng quan niệm rằng Mỹ nên áp dụng "mô hình Libya" để buộc chế độ Kim Jong Un từ bỏ tham vọng hạt nhân.

Michael C. Bender và Courtney McBride không nhắc đến đoạn hồi tháng 4/2019, Bình Nhưỡng từng yêu cầu Washington "rút" ngoại trưởng Pompeo ra khỏi vòng đàm phán.

Bắc Triều Tiên muốn đối thoại với một người "chín chắn hơn" và quy trách nhiệm cho nhà ngoại giao đắc lực này của tổng thống Trump đẩy đàm phán Washington – Bình Nhưỡng vào bế tắc.
Đâu là bí quyết để ông trùm CIA Mike Pompeo, 56 tuổi này được ông vua địa ốc Donald Trump trọng dụng ?

Thomas Wright, Viện Nghiên cứu Brookings giải thích : Thành công của Pompeo nằm ở chỗ, ông "không bao giờ lộ rõ quan điểm của chính mình. Mike Pompeo lặng lẽ đi từng nước cờ và biết dừng lại đúng lúc nếu ông cảm nhận thấy là không thuyết phục được tổng thống Trump".

Trên cả hai hồ sơ Iran và Afghanistan, Mike Pompeo là một nhân vật diều hâu, nhưng đã nhiều lần "ngậm bồ hòn làm ngọt" khi được tổng thống Trump giao nhiệm vụ thu xếp để nguyên thủ Mỹ gặp tổng thống Iran hay mời đại diện của Tailban đến Camp David, khu nghỉ dưỡng của các vị tổng thống Hoa Kỳ.
Ưu điểm thứ hai của ngoại trưởng Pompeo là biết phát biểu đúng lúc, kiểm soát từng lời ăn tiếng nói, qua đó vừa tránh để lộ những bất đồng của bộ Ngoại Giao với Nhà Trắng, vừa luôn chứng tỏ ông chỉ là chiếc bóng, đứng sau lưng tổng thống Trump.

Nhờ những đức tính đó, mà Mike Pompeo đã nhanh chóng thăng tiến trong suốt sự nghiệp của ông, và nhất là kể từ khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng.
Ngay đầu nhiệm kỳ tổng thống, nhà tỷ phú New York đề cử Mike Pompeo làm giám đốc cơ quan tình báo CIA.

Bài báo trên Wall Street Journal nhắc lại ông Pompeo ngồi vào chiếc ghế giám đốc CIA vào thời điểm tân tổng thống Mỹ thứ 45 liên tục công khai chỉ trích cơ quan tình báo Hoa Kỳ, gây phẫn nộ trong hàng ngũ các điệp viên lợi hại nhất của Mỹ. Và thế là Mike Pompeo không ngừng đóng vai trò hòa giải.
Tương tự như vậy, ở cương vị bộ trưởng Ngoại Giao, một lần nữa cánh tay đắc lực này của Donald Trump cố gắng san bằng những bất đồng giữa The US State Department (bộ Ngoại Giao) với Nhà Trắng.
Uy tín của vị cựu dân biểu bang Kansas trong mắt tổng thống Hoa Kỳ lớn dần.

Vào lúc tổng thống Trump bãi nhiệm tướng James Mattis hồi tháng 12/2018, chức bộ trưởng Quốc Phòng tạm thời được trao cho hai nhân vật khá nhạt mờ trong giai đoạn "chuyển tiếp đó", nhiều thành viên trong nội các Hoa Kỳ coi Mike Pompeo như là "ông sếp" của cả Lầu Năm Góc.

Cuối tháng 6/2019, ngoại trưởng Pompeo đến Tampa, bang Florida, dự một loạt các cuộc họp với các bộ ngành được đặt dưới quyền của bên bộ Quốc Phòng.
Nhân vật thân tín với tổng thống Trump này giải thích : ông có mặt tại các cuộc họp nói trên nhằm "phối hợp chặt chẽ vế ngoại giao và an ninh".
Hiềm nỗi, lần đó, quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ lại vắng mặt !

Xét cho cùng, bản thân ngoại trưởng Mike Pompeo xuất thân là một nhà quân sự. Ông từng tốt nghiệp Học Viện West Point, tốt nghiệp thủ khoa khóa 1986.
Sau 5 năm phục vụ trong quân đội, ông ghi danh vào trường Harvard nổi tiếng của Hoa Kỳ, rồi ra kinh doanh.

Mãi đến năm 2010, Mike Pompeo mới tham gia chính trị. Được bầu vào Quốc Hội, ông nhanh chóng được đề cử vào Ủy Ban của Hạ Viện theo dõi các hoạt động tình báo.
Tên tuổi của ông bắt đầu được công chúng biết đến nhân cuộc điều tra về vụ tấn công ở Benghazi năm 2012, làm đại sứ Mỹ tại Libya thiệt mạng.

Ngày Mike Pompeo được đề cử làm ngoại trưởng Mỹ, đảng Cộng Hòa đồng loạt hoan nghênh quyết định nói trên của chủ nhân Nhà Trắng.
Thượng nghị sĩ Lindsay Graham tuyên bố "không ai hiểu rõ hơn Mike Pompeo về những mối đe dọa xuất phát từ Bắc Triều Tiên và Iran (...) Quan hệ cá nhân đặc biệt giữa ông với tổng thống Trump sẽ giúp ích cho Mike Pompeo rất nhiều ở cương vị ngoại trưởng".

Cố thượng nghị sĩ JohnMcCain thì đánh giá Pompeo ở bộ Ngoại Giao, Lầu Năm Góc thực sự có được một "đối tác đáng tin cậy".

 

 Chỉ riêng có bên đảng Dân Chủ đối lập, thượng nghị sĩ Dianne Fenstein hoài nghi về "những phát biểu kém ngoại giao của người đứng đầu bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ" này.

Switch mode views: