Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thuế vụ Mỹ muốn có phần trong tài sản của em bé hoàng gia Anh

britain royals

Công nương Sussex Meghan Markle và hoàng tử Harry đang chờ người con đầu lòng chào đời.
Gareth Fuller/REUTERS

Nữ hoàng Anh sắp có chắt thứ tư và em bé hoàng gia này sẽ có cả quốc tịch Mỹ.

Thuế vụ Mỹ bắt đầu quan tâm tới khối tài sản tương lai của em bé hoàng gia, con của hoàng tử Harry và công nương Meghan Markle.

Theo luật pháp Mỹ, « khi một trong hai phụ huynh mang quốc tịch Mỹ và người đó sống ở Mỹ trong vòng 5 năm, trong đó có ít nhất hai năm sau 14 tuổi, thì đứa trẻ sinh ra sẽ mang quốc tịch Mỹ ».

Đây là trường hợp của công nương Sussex Meghan Markle ; trước khi kết hôn với hoàng tử Anh Harry, Meghan Markle sinh sống ở Mỹ và là một diễn viên nổi tiếng.

Như vậy, từ khi sinh ra, tất cả các tài khoản ngân hàng của em bé hoàng gia được cha mẹ chuyển tiền vào để chuẩn bị cho tương lai đều phải khai báo với cơ quan thuế Mỹ.
 Tương tự với mọi khoản thu nhập có được từ việc em bé hoàng gia trở thành một ngôi sao màn ảnh nhờ danh tiếng của mẹ.

Theo David Treitel, sáng lập viên Americain Tax Returns - một công ty tư vấn cho người Mỹ ở nước ngoài, được AFP trích dẫn, ngoài đời tư của em bé hoàng gia, « cơ quan thuế của Mỹ sẽ có được rất nhiều thông tin về tài sản của đôi vợ chồng hoàng gia Anh » thông qua các bản kê khai và phần khai thuế của Meghan Markle.

Cơ quan thuế Mỹ IRS yêu cầu mọi món quà có giá trị tặng cho em bé hoàng gia, mà người tặng không phải là công dân Mỹ, đều phải được khai báo.

Ví dụ, nếu nữ hoàng Anh muốn tặng cho người chắt thứ 4 một cuốn sách vàng trong bộ sưu tập hoàng gia, thì cuốn sách đó phải được khai cho bên sở thuế của Mỹ nếu nó có giá trị trên 100.000 đô la.
Tuy nhiên, nếu là quà, tài trợ do công dân Mỹ tặng thì sẽ không phải khai báo.

Năm 2010, đạo luật Foreign Account Tax Compliance Act (FATCA) được thông qua, thay thế quy định « nơi khai thuế » bằng « tiêu chí quốc tịch », mọi công dân Mỹ bắt buộc phải khai thu nhập ở Hoa Kỳ và nộp thuế nếu thuộc diện bị đánh thuế.

Luật mới này đã khiến nhiều người bị « bất đắc dĩ » mang quốc tịch Mỹ « ăn ngủ không yên », như trường hợp của hàng nghìn người Pháp, sinh ra ở Mỹ nhưng về Pháp sinh sống từ rất trẻ, thậm chí không biết tiếng Anh và không có bất kỳ mối liên hệ họ hàng nào ở Mỹ.

Vào cuối năm 2018, Hội Những Người Vô Tình Trở Thành Công Dân Mỹ (Association des Américains accidentels, AAA) của Pháp đã kêu gọi tổng thống Donald Trump « tìm ra một giải pháp » cho trường hợp của họ.


Switch mode views: