Tạm lắng năm 2017, liệu Biển Đông sẽ lại dậy sóng trong năm tới?
- Thứ Tư, 27 tháng Mười Hai năm 2017 17:00
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Trường Sa, Biển Đông (Ảnh vệ tinh do CISIS công bố ngày 29/06/2017)
REUTERS
Tình hình Biển Đông, khu vực từng được cho là điểm nóng trên thế giới, quả là tương đối yên tĩnh trong năm 2017 sắp kết thúc, với một loạt những tín hiệu hòa hoãn được các bên tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đưa ra.
Tuy nhiên, nhiều thông tin liên quan đến các hành vi vẫn quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông được tiết lộ trong những ngày cuối năm này, cho thấy là tình hình trong năm tới có thể khác đi nếu Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động bành trướng, đe dọa quyền tự do hàng hải.
Nhìn chung, giới quan sát đều thấy rằng thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc nhân Hội Nghị ASEAN lần thứ 31 về việc khởi động đàm phán bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC) là một bước đi đúng hướng.
Điều đó đã góp phần làm giảm bớt căng thẳng, cũng như các cuộc thương thuyết ASEAN-Trung Quốc về các biện pháp hợp tác hàng hải và xây dựng lòng tin trong khu vực, mà rõ nhất là việc hai bên chính thức áp dụng ở Biển Đông các quy tắc ứng xử tránh va chạm trên biển (CUES).
Trên bình diện song phương, sự hòa hoãn thấy rõ của Philippines đối với Trung Quốc, quyết định của Hà Nội và Bắc Kinh đẩy mạnh việc xử lý một cách hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, được đưa ra nhân chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng giúp cho tình hình Biển Đông yên tĩnh hơn.
Thế nhưng, trong toàn cảnh bình lặng đó, mới đây, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington đã công bố một loạt ảnh vệ tinh cho thấy là Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động xây dựng trên các tiền đồn mà họ đã bồi đắp trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Theo AMTI, dù Bắc Kinh không bồi đắp thêm một thực thể nào từ giữa năm 2017, nhưng họ vẫn xây dựng cơ sở hạ tầng có thể được sử dụng vào mục đích quân sự.
Theo các chuyên gia quân sự, việc đó nằm trong chiến lược dùng căn cứ không quân và hải quân trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa để kiểm soát toàn bộ vùng biển, làm bàn đạp cho Hải Quân và Không Quân Trung Quốc đi xa hơn, và bảo đảm an toàn cho hơn 60% lượng hàng hóa Trung Quốc đi qua Biển Đông.
Cho dù Bắc Kinh luôn phô trương các mục tiêu hòa bình đằng sau việc bồi đắp và xây dựng cơ sở ở Biển Đông, các nước trong vùng vẫn nghi ngờ về thực tâm của Trung Quốc.
Bản chất lưỡng dụng, vừa dân sự, vừa quân sự, của các cơ sở hạ tầng mà Bắc Kinh xây cất trên các hòn đảo họ kiểm soát, sẽ tiếp tục gây quan ngại cho các quốc gia trong khu vực, và có nguy cơ làm dấy trở lại căng thẳng nếu Bắc Kinh quá tự mãn và xem thường phản ứng của các láng giềng.
Trả lời đài truyền hình Mỹ CNN ngày 26/12/2017, chuyên gia Greg Poling thuộc trung tâm AMTI cho rằng trong năm 2017,
Bắc Kinh đã biết tranh thủ thời cơ căng thẳng với Bình Nhưỡng thu hút sự chú ý của Washington, buộc chính quyền Trump phải chuyển trọng tâm từ Biển Đông qua bán đảo Triều Tiên, để tiếp tục thúc đẩy các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc được cho là đã thành công, và các hành động lấn lướt của Bắc Kinh trong năm 2017 hầu như không bị ai tố cáo.
Thế nhưng, theo ông Michael Fuchs, cựu phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, tình hình có thể thay đổi trong năm tới, nếu Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt và khiến cho Hoa Kỳ và các đồng minh cảm thấy tự do hàng hải trong khu vực bị đe dọa thực sự.
Theo ông Euan Graham, chuyên gia về an ninh quốc tế thuộc Viện Lowy (Úc), «không nên đánh giá thấp sức mạnh Mỹ, trong đó có nền kinh tế đang hồi phục».
Mặt khác, ngay cả khi Washington tiếp tục thái độ như hiện nay, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản - các đồng minh của Mỹ - sẽ can thiệp nhiều hơn vào Biển Đông để bảo đảm sao cho các tuyến thương mại hàng hải được tự do.
Tin mới
- Cháy chung cư ở New York, 12 người chết - 29/12/2017 18:21
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 29- 12-2017 - 29/12/2017 17:50
- Thành phố Strasbourg : Biểu tượng hòa giải Pháp - Đức - 29/12/2017 17:27
- Khủng bố tại Saint Petersbourg: Điều tra tiến triển - 29/12/2017 16:40
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 28- 12-2017 - 29/12/2017 02:59
- Tuần duyên Đông Nam Á và Trung Quốc : Cuộc đấu không cân sức - 28/12/2017 23:49
- Nga : Bom nổ tại một siêu thị Saint Petersbourg, 10 người bị thương - 28/12/2017 22:12
- Đinh La Thăng đối diện án 10-20 năm tù, Trịnh Xuân Thanh có thể bị tử hình - 27/12/2017 18:56
- Cam Bốt: Thủ tướng Hun Sen muốn nắm quyền thêm 10 năm - 27/12/2017 18:03
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 27- 12-2017 - 27/12/2017 17:42
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 26- 12-2017 - 26/12/2017 22:12
- Hoa Kỳ thông báo ngân sách Liên Hiệp Quốc sẽ bị cắt giảm mạnh - 26/12/2017 16:08
- Đài Loan: Các cuộc tập trận của Trung Quốc là « mối đe dọa lớn » - 26/12/2017 15:41
- Giải mã toàn bộ chiến lược của Bắc Hàn - 26/12/2017 05:02
- Giáo hoàng lại kêu gọi thế giới đón nhận người di dân - 26/12/2017 02:56
- Noel 2017 : Lo âu của giáo dân Palestine tại dải Gaza - 26/12/2017 02:29
- Hàng triệu người ở Việt Nam đổ ra đường mừng Giáng Sinh - 25/12/2017 00:54
- Bão Tembin cực mạnh hướng thẳng vào Cà Mau - 25/12/2017 00:39
- Trung Quốc khai trương thủy phi cơ lớn nhất thế giới - 25/12/2017 00:28
- Trung Quốc : Đóng cửa hơn 13.000 trang web từ năm 2015 - 24/12/2017 23:46