Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bầu cử tổng thống Mỹ : Lá phiếu quan trọng của giới trẻ

usa-election 4


Ứng viên tổng thống Donald Trump và ứng viên Hillary Clinton.
REUTERS

Thanh niên Mỹ có thể làm thay đổi cán cân của cuộc bầu cử ngày 08/11/2016. Công dân dưới 25 tuổi là yếu tố chủ đạo, vì họ chiếm đến 1/3 dân số Hoa Kỳ, với điều kiện họ đi bỏ phiếu.

Tuy nhiên, vận động giới trẻ đi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân là điều không dễ dàng, theo như giải thích của thông tín viên RFI Marie Bourreau tại New York : « 8h30 sáng, tay cầm cốc cà phê, các sinh viên bắt đầu buổi học khoa học chính trị của giáo sư Eriksson ở đại học Columbia, New York.

Chủ đề bài giảng hôm nay là… thế giới theo Donald Trump hay Hillary Clinton. Và điều mà người ta có thể nói là không một ai trong hai ứng viên này nhận được sự ủng hộ tuyệt đối.
Allison, một sinh viên, khẳng định : « Thật sự là buồn vì phải lựa chọn giữa một phụ nữ làm tổng thống với một người đàn ông có thể từng hãm hiếp phụ nữ ».

 Một phần ba thanh niên như Allison tuyên bố không muốn đi bỏ phiếu. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên đối với giáo sư Eriksson :
« Rất nhiều thanh niên bị Bernie Sanders thu hút, vì thế họ sẽ đi bầu một cách miễn cưỡng ».

75 triệu thanh niên Mỹ được kêu gọi đến các phòng phiếu.
Patrick, 21 tuổi, hy vọng là thế hệ của anh sẽ đi bỏ phiếu đông đảo.
 Anh nói : « Hillary đang chiếm lợi thế, nhưng không phải là một nhân vật chính trị gây hưng phấn hay có sức lôi cuốn như Obama và Bill Clinton…
Nhưng chỉ cần nghĩ đến việc Donald Trump có thể trở thành tổng thống là người ta đã thấy sợ đến mức phải bầu cho Hillary Clinton ».

Lá phiếu của cử tri gốc châu Mỹ Latinh

Lá phiếu của các cử tri gốc Mỹ Latinh có tính quyết định tại nhiều tiểu bang, như ở Florida.
Theo hiệp hội Mi Familla Vota, từ năm 2010, đã có hơn 450.000 người Puerto Rica đăng ký bầu cử. Nhiều cử tri của Florida đã đi bỏ phiếu sớm.

Theo các nhà quan sát, tỉ lệ tham gia ở đây đạt mức kỷ lục kể từ năm 2000, chính là nhờ việc ứng cử viên gốc Mỹ Latinh đăng ký ồ ạt.
Đối với cử tri Mỹ, hôm nay không chỉ là ngày bầu tổng thống, mà còn bầu các dân biểu, thượng nghị sĩ, hay các đại biểu địa phương.

Thông tín viên Véronique Gaymard cho biết cụ thể về tình hình tại thành phố hơn 2 triệu dân Kissimmee, bang Florida :

« Thành phố Kissimmee phía nam của Orlando là một Puerto Rico thu nhỏ. Đa số dân cư của Kissimmee là người Puerto Rico. Nhiều người tới định cư ở đây từ năm 2005, khi khủng hoảng làm rung chuyển Puerto Rico.

Theo luật sư Kevin Soto, người Puerto Rico đầu tiên được bầu vào Hội đồng Giáo dục của tỉnh, thì dân Puerto Rico vốn là các cử tri rất chuyên cần tại đất nước mình.
Trước khi tới Hoa Kỳ, họ không biết đến các đảng phái chính trị ở đây, chúng tôi đã kêu gọi họ đăng ký vào danh sách cử tri, khuyến khích họ đi bầu, nhận biết các ứng cử viên, để họ hiểu rằng họ có quyền chọn lựa các đại biểu cho mình.

Suốt dọc các đại lộ của thành phố, rất nhiều biểu ngữ bằng tiếng Tây Ban Nha, kêu gọi bầu các ứng cử viên gốc châu Mỹ Latinh vào các cơ quan dân cử địa phương.
Các hệ phái Tin Lành, Công Giáo cử hành thánh lễ bằng tiếng Tây Ban Nha…. Margaret, một phụ nữ cao tuổi Puerto Rico mới định cư tại đây sau khi về hưu cho biết bà rất phấn chấn, vì tại Puerto Rico, người dân không được bầu tổng thống Mỹ, cho dù vùng đất này thuộc lãnh thổ Hoa Kỳ.
 Còn tại đây, cử tri Puerto Rico có quyền tham gia quyết định ai sẽ là tổng thống ».

Florida là một trong những tiểu bang then chốt (swing state) trong cuộc bầu cử Mỹ, với khoảng 20 triệu cử tri, trong đó hơn 24% là người nói tiếng Tây Ban Nha.
Các cử tri gốc Mỹ Latinh thường có xu hướng bầu cho đảng Dân Chủ. Hôm chủ nhật 06/11, tổng thống Barack Obama tới Florida vận động cho bà Hillary Clinton.
Còn hôm qua, 07/11, ngày cuối cùng của cuộc tranh cử, đối thủ Donald Trump cũng tổ chức mít tinh tại đây.»

Switch mode views: