Năm quyết định khiến giải Nobel “xuống giá”
- Thứ Sáu, 07 tháng Mười năm 2016 23:35
- Tác Giả: Thu Hằng
41 năm sau ngày mất, nhà đấu tranh Ấn Độ Mahatma Gandhi được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1989 cùng với Đạt Lai Lạt Ma.
DR
Giải thưởng Nobel, một khi đã công bố, sẽ không thu lại được.
Do đó, Hội đồng giám khảo phải suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn của họ cho sáu giải thưởng, được lần lượt công bố trong hai tuần, từ 03 đến 13/10/2016.
Alfred Nobel, nhà sáng lập giải thưởng danh giá mang tên ông, muốn tôn vinh những người có khám phá “mang lợi ích lớn cho nhân loại”.
Thế nhưng, hãng tin AP (01/10) đặt câu hỏi : Một khám phá mang tính đột phá ngày hôm nay, nhưng liệu có trụ được theo thời gian hay không?
AP lật lại năm trường hợp giải Nobel đã bị trao “nhầm”.
Nobel Hóa Học cho một người Đức từng tổ chức tấn công bằng khí độc
Fritz Haber được trao giải Nobel Hóa Học vào năm 1918 vì khám phá cách tạo amoniac từ khí nitơ và hydro.
Phương pháp của ông được ứng dụng vào sản xuất phân bón giúp thúc đẩy ngành nông nghiệp toàn cầu.
Tuy nhiên, Hội đồng giám khảo giải Nobel lại hoàn toàn không biết về vai trò của Haber trong cuộc chiến tranh hoá học trong Thế Chiến I.
Ông nhiệt tình ủng hộ quân Đức và đích thân giám sát cuộc tấn công đầu tiên bằng khí clo có quy mô lớn tại Ypres, Bỉ, vào năm 1915, khiến hàng ngàn quân Đồng minh thiệt mạng.
Nobel Y Học trao cho một phát hiện “nhầm” về bệnh ung thư
Nhà khoa học người Đan Mạch Johannes Fibiger được trao giải Nobel Y Học năm 1926 vì phát hiện một loại giun tròn (roundworm) gây bệnh ung thư ở chuột.
Nhưng vấn đề ở chỗ : giun tròn không phải là nguyên nhân gây ung thư.
Trong nghiên cứu của mình, ông khẳng định những con chuột bị nhiễm ấu trùng giun tròn khi ăn những con gián mắc loài ký sinh này và đây là nguyên nhân gây ung thư.
Vào thời điểm ông được trao giải, ban giám khảo Nobel đánh giá lập luận trên hoàn toàn logic. Sau này, người ta phát hiện là những con chuột bị ung thư… do thiếu vitamin A.
Nobel Y Học trao cho người phát hiện ra công dụng DDT… sau này bị cấm
Giải Nobel Y Học 1948 được trao cho nhà khoa học người Thụy Sĩ Paul Mueller với một phát minh vừa có mặt tốt vừa có mặt xấu.
Mueller không phải là người phát minh ra hợp chất dichlorodiphenyltricloroethane (DDT) nhưng ông là người phát hiện ra rằng đó là một loại thuốc trừ sâu cực mạnh, có thể tiêu diệt rất nhiều ruồi, muỗi và bọ cánh cứng trong thời gian ngắn.
Hợp chất này có vẻ rất hiệu quả trong việc bảo vệ cây nông nghiệp và chống các bệnh lây truyền qua côn trùng như sốt phát ban và sốt rét.
DDT giúp cứu sống hàng trăm nghìn người và giúp tiêu diệt sốt rét ở miền nam châu Âu.
Nhưng trong những năm 1960, các nhà nghiên cứu môi trường nhận thấy rằng DDT là chất độc đối với môi trường và động vật hoang dã.
Hợp chất này bị cấm sử dụng trong hoạt động nông nghiệp tại Hoa Kỳ vào năm 1972, đến năm 2001 trên quy mô toàn cầu bởi một hiệp ước quốc tế, ngoại trừ tại một số nước để chống dịch sốt rét.
Nobel Y Học cho phẫu thuật mở thùy não
Nhà khoa học Bồ Đào Nha Egas Moniz được trao giải Nobel Y Học năm 1949 vì phát minh phẫu thuật mở thùy não (lobotomy) để chữa bệnh tâm thần.
Phát minh được đánh giá cao vào thời điểm đó, nhưng hiện như không còn được đón nhận như vậy.
Phương pháp này trở nên rất nổi tiếng trong những năm 1940 và tại lễ trao thưởng còn được ca ngợi là “một trong những phát minh quan trọng nhất chưa từng có trong điều trị tâm thần”.
Tuy nhiên, phương pháp này lại gây những tác dụng phụ nghiêm trọng : một số bệnh nhân tử vong và một số khác bị tổn thương não nghiêm trọng.
Ngay cả những ca được cho là thành công, bệnh nhân lại không có phản ứng và tê liệt cảm xúc.
Phương pháp này ít được sử dụng hẳn trong thập niên 1950 khi các loại thuốc điều trị bệnh tâm thần trở nên phổ biến.
Hiện nay, phẫu thuật mở thùy não hiếm khi được áp dụng.
Nobel Hòa Bình… chưa bao giờ được trao cho Mahatma Gandhi
Lãnh đạo đấu tranh đòi độc lập của Ấn Độ, Mahatma Gandhi, người từng được coi là một trong những nhà vô địch dẫn dắt phong trào phản kháng phi bạo lực chống đế quốc Anh, từng ít nhất 5 lần được đề cử cho giải Nobel Hòa Bình, nhưng ông chưa bao giờ được trao.
Ủy ban giải Nobel Hòa Bình, hiếm khi thừa nhận một sai lầm, cuối cùng phải thừa nhận rằng không trao giải cho Ghandi là một thiếu sót.
41 năm sau ghi Gandhi qua đời, chủ tịch Ủy ban đã trao giải năm 1989 cho nhà đấu tranh Ấn Độ cùng với đức Đạt Lai Lạt Ma.
Tin mới
- Tổng thống Nga đến Istanbul để thảo luận chiến lược năng lượng - 10/10/2016 18:33
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 010-10-2016 - 10/10/2016 17:35
- Chủ quyền Kuril : Tokyo đổi chiến thuật đòi lại biển đảo - 10/10/2016 17:15
- Tổn thất mới trong cuộc nội chiến ở Yemen - 09/10/2016 23:20
- Bầu cử Mỹ : Donald Trump trong bão táp, trước cuộc tranh luận thứ hai - 09/10/2016 23:01
- Các câu chuyện gây sửng sốt trong cuốn « 17 nhà nữ khoa học đoạt giải Nobel » - 09/10/2016 22:47
- Syria : Liên Hiệp Quốc không ra được nghị quyết về ngưng bắn ở Aleppo - 09/10/2016 22:39
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 08-10-2016 - 08/10/2016 18:35
- Vòng loại World Cup 2018 : Pháp thắng đậm Bulgari - 08/10/2016 17:59
- Việt Nam cay cú với nhân sự mới của Hội Đồng Giám Mục - 08/10/2016 01:35
Các tin khác
- Nobel Hoà Bình 2016 : tổng thống Colombia Juan Manuel Santos - 07/10/2016 23:07
- Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo hoạt động theo kiểu mafia ? - 07/10/2016 22:33
- Nhà báo Nga Anna Politkovskaia bị ám sát : 10 năm vẫn chưa sáng tỏ - 07/10/2016 22:16
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 07-10-2016 - 07/10/2016 21:57
- Báo động 600 tỷ đô la nợ xấu đe dọa ngân hàng Trung Quốc - 07/10/2016 21:43
- HỘI NGỘ MÙA THU KỲ VII - 07/10/2016 21:20
- Chiến hạm Mỹ tập trận « diệt tàu ngầm và phòng không » tại Biển Đông - 07/10/2016 17:19
- Manila thông báo với Mỹ dừng tuần tra chung ở Biển Đông - 07/10/2016 16:17
- Matthew có thể thành bão cấp 4, lớn nhất ở Mỹ 10 năm qua - 07/10/2016 01:27
- Công ty Texas khám phá mỏ dầu lớn ở Alaska - 06/10/2016 19:12