Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ - Thái Lan tập trận Hổ mang vàng

THAILAND-US

Tập trận chung Hổ mang vàng 2016 có sự tham gia của Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Trung Quốc.
REUTERS/Chaiwat Subprasom

Hôm nay 09/02/2016, cuộc tập trận thường niên mang tên Hổ mang vàng (Cobra Gold) do Mỹ tổ chức chung với Thái Lan bắt đầu.

Khai mạc cuộc diễn tập quân sự lớn nhất khu vực, Hoa Kỳ không quên kêu gọi chính quyền quân sự Bangkok sớm tổ chức bầu cử dân chủ.

Nhân sự kiện năm nay, Hoa Kỳ một lần nữa bày tỏ thái độ đối với chính quyền quân sự lên nắm quyền sau cuộc đảo chính hồi năm 2014.

Phát biểu trong lễ khai mạc tập trận, đại sứ Mỹ tại Bangkok Glyl T. Davies nói :
 «  Quan hệ đối tác giữa hai nước vốn vững mạnh và rộng rãi sẽ còn được củng cố hơn nữa khi Thái Lan trở lại với một chính phủ thông qua bầu cử, như thủ tướng, lãnh đạo chính quyền quân sự, tướng Prayut Chan-O-Cha đã hứa ».

Đại diện ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, một khi đã trở lại dân chủ với việc tổ chức bầu cử, dự tính diễn ra trong năm 2017, «vai trò thủ lĩnh của Thái Lan trong khu vực và mối quan hệ đồng minh của chúng ta sẽ có thể đạt được hết tiềm năng».

Cuộc tập chung Hổ mang vàng được Hoa Kỳ và Thái Lan tổ chức thường xuyên từ năm 1980.
Đây là cuộc diễn tập quân sự lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với sự tham dự của nhiều nước như Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Hàn Quốc.

Sau vụ đảo chính quân sự 2014 tại Thái Lan, Washington đã có ý định chuyển cuộc tập trận này sang nước khác.
Năm nay, Hoa Kỳ vẫn giữ địa điểm tập trận trong vịnh Thái Lan nhưng cắt giảm quy mô, chỉ có 3600 quân tham gia diễn tập thay vì 7000 như năm 2015.

Cuộc tập trận sẽ kéo dài 11 ngày chủ yếu tập trung vào các hoạt động duy trì hòa bình và cứu hộ nhân đạo.
Trung Quốc cũng tham gia cuộc tập trận Hổ mang vàng năm nay - năm thứ 3 liên tục - trong khuôn khổ diễn tập « hoạt động nhân đạo ».

Từ sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 5/2014, quan hệ giữa Washington và Bangkok, đồng minh truyền thống ở châu Á trở nên lạnh nhạt dần.

Thái Lan không có được vị trí nào đặc biệt trong chính sách vẫn gọi là « xoay trục » về châu Á của Mỹ.
Thậm chí Mỹ còn cho ngưng khoản viện trợ quân sự 4,7 triệu đô la cho Thái Lan.

Chính quyền hiện nay tại Bangkok cũng bắt đầu mở ra hướng hợp tác mới với những nước khác như Nga về quốc phòng, hay với Trung Quốc về kinh tế.
 

Switch mode views: