Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

NASA phát hiện được ‘‘chị em sinh đôi’’ của Trái đất

KEPLER

Minh họa so sánh Trái đất với Hành tinh Kepler-452b.
REUTERS/NASA/Ames/JPL-Caltech/T. Pyle

Theo Reuters, hôm qua 23/07/2014, các nhà khoa học của NASA, cơ quan không gian Hoa Kỳ, vừa phát hiện thêm được một hành tinh có sự sống.

Hành tinh này được nhiều người coi là giống Trái đất nhất, so với tất cả những thiên thể được phát hiện từ trước tới nay.

Nhà nghiên cứu Jeff Coughlin, viện SETI (California), rất vui mừng : « Việc phát hiện được một hành tinh tương tự Trái đất, về kích thước và nhiệt độ, quay xung quanh một ngôi sao tương tự Mặt trời, là một bước tiến lớn ».

Các nghiên cứu về Kepler-452b sẽ được công bố trên tạp chí Astronomical Journal.
Hành tinh mới được tìm ra có thể tích lớn hơn Trái đất của chúng ta khoảng 60%, nằm trong chòm sao Thiên Nga, cách hệ Mặt trời 1.400 năm ánh sáng.

Thiên thể do kính thiên văn Kepler phát hiện được đặt tên là Kepler-452b.
Hành tinh này quay xung quanh một ngôi sao rất giống với Mặt trời, và ở một cự ly tương tự như Trái đất.
Theo các nhà khoa học, Kepler-452b ở một khoảng cách phù hợp, cho phép hành tinh có nước lỏng trên bề mặt, một điều kiện cho phép hình thành sự sống.

Ngoài Kepler-452b, kính Kepler đã xác định được hơn 1.000 hành tinh và gần 5.000 thiên thể tương tự hành tinh.
Tuy nhiên, Kepler-452b lại có một « Mặt trời » hơi lớn hơn và hơi nóng hơn so với các hành tinh được phát hiện trước đó.

Căn cứ trên kích thước biết được, các nhà khoa học dự báo bề mặt của hành tinh được cấu thành từ đá, giống như Trái đất.
Tuy nhiên, đây chưa phải là quan sát trực tiếp. Để xác định trên Kepler-452b có khí quyển hay không, cần phải có một thế hệ kính thiên văn mới hoàn thiện hơn.

Ngôi sao của Kepler-452b có tuổi khoảng 6 tỷ năm, tức là « già » hơn Trái đất hơn 1 tỷ năm.
 Đây là một khoảng thời gian thuận lợi cho việc xuất hiện sự sống, bên cạnh các yếu tố quan trọng khác nêu trên.

Switch mode views: