Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Du khách sang Anh quịt tiền chữa bệnh

 
 
SanteAnglais
 
Quỹ bảo hiểm Anh (NHS) đang kêu cứu vì thâm hụt.
Ảnh: docbuzz.fr/
 
 
Ngành y tế nước Anh gặp khó khăn vì chi phí chữa bệnh cho người nước ngoài.
 Chỉ riêng một tỉnh ở miền trung nước Anh là Yorkshire đã bị du khách nợ tiền trên hai triệu bảng. 
Khá nhiều người nước ngoài tìm cách vào Anh để chữa bệnh miễn phí và tạo thêm gánh nặng cho ngành y tế ở đây. 
 
Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải cho biết thêm chi tiết về hiện tượng xã hội trên ở nước Anh.
 
  Hệ thống y tế nước Anh nổi tiếng là nhân đạo thuộc loại hàng đầu thế giới, mà ngay cả Hoa Kỳ cũng đang cố gắng đi theo như chính sách của tổng thống Obama.
 Bệnh viện và mạng lưới bác sĩ gia đình bao phủ khắp các khu dân cư hoạt động bằng nguồn tiền từ quĩ bảo hiểm y tế quốc gia được gọi tắt là NHS.
 
Mỗi người dân Anh hàng tuần đóng một khoản tiền nhất định cho quĩ bảo hiểm, tùy thuộc vào thu nhập. 
 
Người thất nghiệp được miễn đóng tiền, còn người có thu nhập thấp sẽ đóng khoảng 10 bảng một tháng, tức là chừng 300.000 đồng tiền Việt nhưng được khám và điều trị miễn phí, nhiều trường hợp được cấp thuốc miễn phí giống như là trẻ em đến năm 18 tuổi.
 
Những ai có bảo hiểm y tế sẽ đăng ký với bác sĩ gia đình và hệ thống này sẽ điều phối đến các bệnh viện tuyến trên khi cần điều trị bệnh nặng, tất cả đều miễn phí.
Lỗ hổng nằm ở khu cấp cứu, là nơi nhận bệnh nhân không theo hệ thống, và cũng có quyền chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị.
 
Nếu bệnh nhân là người nước ngoài vào Anh để du lịch hay thăm thân thì thường bảo hiểm du lịch chỉ trả tiền cho những bệnh tật mới phát sinh như là tai nạn giao thông, chứ còn các loại bệnh tật mãn tính thì thường bệnh viện sẽ gửi hóa đơn về yêu cầu người bệnh thanh toán. 
 
Khi người này rời khỏi nước Anh thì hầu như khoản tiền đó sẽ trở thành món nợ khó đòi và không có ai quan tâm để thu hồi giúp cho bệnh viện, và trở thành gánh nặng cho những người đóng bảo hiểm.
 
Rất nhiều du khách từ các nước nghèo hoặc các nước không có điều kiện y tế để chữa trị một số loại bệnh cố tình du lịch sang Anh để được điều trị và bỏ trốn. 
 
Mới đây, hệ thống NHS ở tỉnh Yorkshire đã cảnh báo trên tờ Bưu điện Yorkshire về vấn nạn này và than thở về gánh nặng tài chính mà họ phải cáng đáng trong bối cảnh chính phủ Anh cắt giảm chi phí y tế. 
 
Tuy nhiên, đây chỉ mới là phần nổi của một tảng băng lớn, vì khá nhiều bệnh nhân thậm chí còn không thèm tính đến chuyện visa mà vượt biên thẳng vào Anh để được điều trị miễn phí theo đúng quyền lợi của người xin tị nạn.
 
Một triệu người nước ngoài đang sinh sống trái phép ở Anh, số tiền mà hệ thống y tế phải chi trả cho họ rất cao?
 
Trên nguyên tắc thì ngay khi người nước ngoài nộp đơn xin tị nạn ở Anh thì họ được hưởng chế độ trợ cấp trong đó có bảo hiểm y tế. 
Nếu còn giấy tờ gốc khi xin visa hay cầm theo hộ chiếu thì họ có thể bị đưa vào các trại tạm giữ, nhưng trong trường hợp bị bệnh nặng thường xuyên phải đến bệnh viện và phải uống thuốc liên tục thì họ thường được cho phép sống ở ngoài để tiện chữa trị bệnh tật. 
Kẽ hở này được di dân trái phép tận dụng tối đa, đặc biệt là trong trường hợp phụ nữ mang thai.
 
Trong trường hợp đẻ mổ thì chi phí có thể lên đến cả chục ngàn bảng Anh và người ta thường chờ mang thai đến tháng thứ sáu hay thứ bảy thì ra xin tị nạn, vừa được đi đẻ miễn phí vừa có nhà để ở và rất nhiều tiêu chuẩn cho con sau này sinh ra. 
 
Trong trường hợp em bé gặp dị tật như hở van tim hay các bệnh nặng cần phải điều trị thì hệ thống y tế của Anh cũng tiếp tục chi trả cho đến khi em bé lành lặn, và chính phủ Anh có thể cấp thẻ định cư cho bố mẹ trên cơ sở nhân đạo để có thể tiếp tục điều trị.
 
 Hiện chưa có ai đưa ra con số thống kê chính xác về các trường hợp này, nhưng số tiền mà quĩ NHS phải chi trả là rất lớn, và khiến nước Anh trở thành đích đến cho rất nhiều người, kể cả người vượt biên lẫn di dân hợp pháp.
 
Nước Anh là một trong những địa chỉ hấp dẫn để sinh con ?   
 
Một trong số những giá trị nhân bản mà chính phủ Anh theo đuổi là quyền gia đình, tức là cho phép di dân được đoàn tụ gia đình. 
Thông thường sinh viên Việt Nam sang Anh học thạc sĩ hay làm nghiên cứu tiến sĩ cũng được cấp visa cho vợ hay chồng mình sang chung sống.
 
Một số gia đình trẻ còn đem con theo, và luật xuất nhập cảnh cho phép người vợ hay người chồng đó quyền đi làm, cho nên trong gia đình thường là một người học và người còn lại đi làm, sau một thời gian thì người kia lại làm visa đi học để người đã học xong đi làm, và tiếp tục kéo dài thời gian để định cư ở Anh, hưởng rất nhiều tiêu chuẩn của xã hội cho con cái.
 
Một số đôi vợ chồng trẻ lấy nhau thời sinh viên thì coi một năm làm thạc sĩ ở Anh là thời gian để mang thai và đẻ con trong một xã hội văn minh, và con được sinh ở bệnh viện nổi tiếng như Westminster hay Chelsea, hoặc hai mẹ con được chăm sóc tại các bệnh viện tốt của nước Anh. 
 
Bảo hiểm xã hội dành cho sinh viên và người đi làm bảo đảm cho họ quyền được chăm sóc y tế, và con cái được hưởng chế độ chữa bệnh thuộc loại hàng đầu trên thế giới.
Khi về nước thì con họ được ghi chữ Luân Đôn vào mục nơi sinh, khiến em bé và cả gia đình có thể tự hào sau này trong mắt bạn bè, hàng xóm hay người thân. 
 
Nếu so sánh với dịch vụ tốn kém để đi đẻ ở Singapore hay Thái Lan cho dân giàu thì đẻ con trong thời gian du học là điều nằm trong khả năng phấn đấu của các bạn sinh viên nghèo ở Việt Nam.
 
 
 
Switch mode views: