Hơn 90 ngàn công nhân Sài Gòn tiếp tục biểu tình
- Thứ Ba, 31 tháng Ba năm 2015 20:28
- Tác Giả: Việt Hùng/ Người Việt
SÀI GÒN (NV) - Hôm 30 tháng 3 năm 2015, hơn 90,000 công nhân thuộc công ty TNHH PouYuen Việt Nam (đây là công ty 100% vốn nước ngoài của Đài Loan, thuộc quận Bình Tân, Sài Gòn) tiếp tục biểu tình, đình công để phản đối luật bảo hiểm xã hội.
Công nhân biểu tình ở ngã tư cầu vượt Quốc Lộ 1 và đường Bà Hom. (Hình: Facebook)
Có thể nói đây là cuộc đình công có qui mô lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. Tính đến hết ngày 30 tháng 3, cuộc đình công đã bước sang ngày thứ 6.
Quy định trước đây khi công nhân nghỉ việc, một thời gian sau có thể nhận sổ bảo hiểm để lãnh tiền trợ cấp một lần.
Tuy nhiên, với quy định mới này, những công nhân nghỉ việc phải chờ đến tuổi nghỉ hưu, tức 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với Nam mới được nhận số tiền bảo hiểm xã hội mà hàng tháng họ vẫn phải đều đặn đóng hơn 300 ngàn đồng (khoảng $15).
Vào sáng 30 tháng 3, sự việc trở nên trầm trọng khi ông Điều Bá Được, trưởng ban Chính sách BHXH Việt Nam, giải thích, “Quy định mới nhằm đảm bảo lợi ích lâu dài cho người lao động khi về già,” nhưng lập tức giải thích này không được công nhân chấp nhận
Các công nhân đã bỏ đi ra khỏi khuôn viên công ty PouYuen, sau đó kéo ra khu vực cầu vượt trước công ty để tiếp tục biểu tình, nhằm gây sự chú ý đối với người dân nhằm kêu gọi người dân đứng lên tiếng giúp cho họ.
Sự việc đã gây tắc nghẽn giao thông ở khu vực này.
Có hơn 300 công an, an ninh, cảnh sát đã có mặt tại hiện trường, nhưng không vãn hồi được trật tự.
Người dân đi đường, sau khi được các công nhân giải thích vụ việc, đã hoàn toàn ủng hộ công nhân và hòa vào dòng người biểu tình khiến giao thông ở khu vực này tắc nghẽn.
Bên cạnh đó, một số công ty khác trong Khu Công Nghiệp Tân Tạo (thuộc phường Tân Tạo, quận Tân Bình) cũng đã quyết định cho công nhân tạm nghỉ trong ngày hôm nay. Khiến cho số lượng công nhân tham gia biểu tình ngày càng đông.
Công nhân Nguyễn Lâm Chí Phương (27 tuổi, quê Quảng Ngãi) cho biết, “Tôi làm công nhân từ năm 18 tuổi, tính đến nay đã 9 năm. Tôi chỉ muốn lãnh tiền bảo hiểm xã hội một lần để có vốn về quê làm ăn. Với qui định mới này, chẳng lẽ tôi phải làm công nhân cả đời, đến 60 tuổi mới lãnh được tiền BHXH, trong khi đó hàng tháng tôi đều phải đóng cho công ty hơn 300 ngàn đồng tiền BHXH được trừ trực tiếp vào số tiền lương.”
Rất đông công an bao vây và ngăn chặn đoàn biểu tình, sẵn sàng cho một cuộc đàn áp. (Hình: Facebook)
Còn công nhân Đỗ Văn Thanh (34 tuổi, quê Nam Định) cho biết, “Bây giờ bắt chúng tôi chờ đến 60 tuổi, chắc gì lúc đó tôi còn sống để mà lãnh tiền BHXH.
Chưa kể với tình trạng lạm phát như hiện nay, lúc đó số tiền mà tôi lãnh liệu có mua được một ổ bánh mì?
Trong khi hàng tháng tôi vẫn phải đóng đều đặn 320 ngàn đồng.”
Đến khoảng 5 giờ chiều, các công nhân đã tự ra về. Họ hẹn nhau sang mai tiếp tục biểu tình và kêu gọi mọi người khi đi nhớ mang theo băng rôn, nước uống, thức ăn khô... nhằm duy trì lâu dài hơn
Công nhân Nguyễn Thanh Hoàng (35 tuổi, quê Bình Định) cho biết, “Từ sáng đến giờ tôi đã gọi đến đường dây nóng của các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Dân Trí... nhằm kêu gọi họ lên tiếng giúp đỡ chúng tôi. Thế nhưng không có bào nào hồi đáp. Họ chỉ hứa là đến để ghi nhận vụ việc.
Thế nhưng đến chiều nay mà không có báo nào đăng tin. Nếu có cũng chỉ là vài dòng cho vui, chứ không có tiếng nói bảo vệ công nhân...”
Trong khi đó, số lượng công an, an ninh mật vụ cũng được huy động để “giữ trật tự.” Họ sẵn sàng cho các cuộc trấn áp, nếu các công nhân manh động quá khích.
Điều đáng nói là hiện nay ở Sài Gòn, những nhà hoạt động nhân quyền đều bị ngăn chặn không cho ra đường.
Dường như chính quyền CSVN sợ họ sẽ đến khu vực biểu tình để “kích động” công nhân.
Nhà tranh đấu Nguyễn Hồ Nhật Thành cho biết, “Sáng nay tôi dẫn con đi tắm nắng cũng bị ngăn chặn ở nhà. Tôi không hiểu sao mà họ lại làm thế với chúng tôi.”
Anh cho biết thêm, “Với tình trang người dân quá nghèo khổ, còn bị đàn áp, bắt bớ kiểu này, thì sớm muộn gì cũng xảy ra một cuộc cách mạng để đòi lại quyền lợi hợp pháp của người dân mà thôi.”
Với những biến động trong những ngày gần đây. Có người đã ví Sài Gòn như thời loạn.
Liệu có thể có một cuộc cách mạng xảy ra ở Việt Nam, bắt nguồn từ sự căm phẫn của giới công nhân?
Tin mới
- Đểm báo Phap quoc ngay 4-4-2015 - 04/04/2015 23:51
- Trung Quốc dùng viện trợ quân sự để gia tăng ảnh hưởng lên Cam Bốt - 04/04/2015 23:24
- Học Khu Westminster bỏ sách giáo khoa bị chỉ trích ‘thân cộng’ - 04/04/2015 15:43
- Irak : Ân xá Quốc tế lo ngại các vụ trả thù ở Tikrit - 03/04/2015 22:31
- Biển đông là vấn đề quan trọng đối với Nga - 03/04/2015 12:59
- Giới chức Yemen: Phiến quân chiếm được dinh tổng thống - 03/04/2015 12:53
- Theo Liên Hiệp Quốc, Syria và Irak là nơi đào tạo quân thánh chiến - 01/04/2015 20:54
- Điểm báo Pháp Quốc Ngày 01-04-2015 - 01/04/2015 20:45
- Bangkok bị cô lập, Nga chen chân vào Thái Lan - 01/04/2015 19:51
- Ý kiến về cách chặt cây ở VN và Mỹ - 01/04/2015 18:44
Các tin khác
- Mỹ - Việt bàn chuyện hợp tác lực lượng tuần duyên - 31/03/2015 20:17
- Hồ sơ Iran : Ngày đàm phán cuối cùng - 31/03/2015 18:44
- Điểm báo Pháp Quốc Ngày 31-03-2015 - 31/03/2015 17:48
- Đài Loan hạ thủy chiến hạm tàng hình tự chế đầu tiên - 31/03/2015 17:11
- Lính dù Mỹ huấn luyện quân đội Ukraina - 30/03/2015 17:49
- Điểm báo Pháp Quốc Ngày 30-03-2015 - 30/03/2015 17:27
- Thượng Viện Mỹ báo động về Biển Đông : Cơ hội cho Việt Nam - 30/03/2015 16:30
- Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân ở Nam Đại Tây Dương ? - 30/03/2015 16:16
- Sau 40 năm Quân đội Mỹ trở lại Việt Nam - 30/03/2015 03:38
- Tín đồ Ki-tô mừng Chủ nhật Lễ Lá - 30/03/2015 01:06