Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Miến Điện : Aung San Suu Kyi không thể làmTổng thống

aung san suu kyi



Triển vọng trở thành Tổng thống Miến Điện của bà Aung San Suu Kyi thêm xa vời ?
Ảnh ngày 31/10/201REUTERS/Aung Myin Yezaw

Cuối năm 2015, Miến Điện tổ chức bầu cử. Trong tiến trình đấu tranh thúc đẩy cải cách dân chủ, phe đối lập, với nòng cốt là Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đòi phải sửa đổi Hiến pháp, vốn được ban bố từ thời chế độ quân sự độc tài, để lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi, có thể trở thành Tổng thống.
Các cuộc thương lượng đang diễn ra.

RFI phỏng vấn ông Maël Raynaud nhà phân tích độc lập, chuyên gia về Miến Điện.

RFI : Xin chào ông Mael Raynaud. Một ủy ban sửa đổi Hiến pháp đã được thành lập. Ủy ban này phải có ý kiến về hai điều khoản chính gây vấn đề, đó là điều khoản ngăn cản bà Aung San Suu Kyi trở thành Tổng thống và điều khoản cho phép quân đội nắm quyền kiểm soát chính quyền. Vậy ủy ban này có cơ may tạo được một sự thay đổi nào đó hay không ?  

Maël Raynaud : Rất tiếc là không. Tôi xin thông báo một tin xấu mà tôi vừa nhận được. Tôi nói chuyện qua điện thoại với các đồng nghiệp ở Naypyidaw, thủ đô Miến Điện và được biết : Chính quyền đã ra quyết định và bà Aung San Suu Kyi sẽ không thể trở thành tổng thống Miến Điện.

Lần này, Quốc hội mà người ta gọi Pythu Hluttaw tại Miến Điện, sẽ không thay đổi quyết định. Tôi nghĩ là đã quá muộn.
 Giờ đây, vấn đề cần biết là đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ - NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ phản ứng như thế nào, liệu họ có quyết định tẩy chay cuộc bầu cử hay vẫn tham gia ?
Có lẽ họ sẽ tham gia, nhưng lần này, bà Aung San Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống.

RFI : Liệu có thể đạt được một thỏa hiệp trong những điều kiện như vậy hay không ?

Maël Raynaud : Đúng là từ nhiều tháng nay, bà Aung San Suu Kyi thảo luận, đặc biệt là với Chủ tịch Quốc hội, ông Shwe Mann và họ cố gắng cùng nhau tìm cách đạt được một sự dàn xếp nào đó, chỉ liên quan đến Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ.

Nếu Liên đoàn thắng cử, và trường hợp này dường như chắc chắn sẽ xẩy ra trong cuộc bầu cử vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2015, thì cần phải dàn xếp ra sao để đảng này có thể chia sẻ quyền lực với các đại diện của quân đội, hiện vẫn là lực lượng chính trị lớn nhất ở Miến Điện, trong lúc Chủ tịch Liên đoàn, bà Aung San Suu Kyi lại không nắm chức Tổng thống.

 Cần phải tìm được một sự cân bằng và các cuộc thương lượng đang diễn ra. Có nhiều lý do để nghĩ rằng bằng cách này hay cách khác, sẽ có một giải pháp.

RFI : Vậy bà Aung San Suu Kyi có thể chấp nhận chức vụ gì trong tân chính quyền Miến Điện ?

Maël Raynaud : Theo Hiến pháp 2008, có hai Phó Tổng thống và bà Aung San Suu Kyi có thể là một trong hai người này. Bà cũng có thể giữ chức Chủ tịch Quốc hội, thay thế ông Shwe Mann.
Đây là hai chức vụ có nhiều khả năng nhất, và theo tôi, chắc chắn sẽ có một sự dàn xếp, thỏa hiệp.

RFI : Điều đó có nghĩa là bà Aung San Suu Kyi vẫn luôn luôn là chính khách dóng vai trò trung tâm trong phe đối lập. Ai có thể thay thế bà ?

Maël Raynaud : Chắc chắn bà Aung San Suu Kyi vẫn là nhân vật trung tâm trong phe đối lập và đương nhiên, đại đa số người dân Miến Điện mong muốn là bà Aung San Suu Kyi trở thành Tổng thống. Tiếc thay, mong muốn của họ không được đáp ứng.

Điều hiển nhiên là bà Aung San Suu Kyi vẫn là nhân vật chính trong phe đối lập Miến Điện.
 Vậy ai có thể thay thế bà ? Rất tiếc là không.

 Bản thân bà Aung San Suu Kyi cũng không có năng khiếu đào tạo người thay thế. Bà có vai trò trụ cột và bà duy trì vị trí này.
 Chắc chắn, đây cũng là một vấn đề đối với tương lại của Miến Điện.

RFI : Các cuộc xung đột với các cộng đồng thiểu số cũng đè nặng lên tương lai Miến Điện. Có một tiến trình tái lập hòa bình đang diễn ra. Mọi việc hiện nay đến đâu rồi ?

Maël Raynaud : Có hai điểm. Trước tiên - và đây là thông tin tốt đẹp – là nhìn chung, chính phủ, quân đội và các cộng đồng thiểu số thảo luận với nhau.
Tại Miến Điện hiện nay, không còn có những cuộc xung đột giống như tình hình trong những năm 1970. Rất tiếc là thỉnh thoàng, đâu đó, vẫn diễn ra các cuộc đọ súng. Nhưng nhìn trong tổng thể, chiến sự đã ngưng.

Điểm thứ hai, liên quan đến sự thành công của tiến trình này. Người ta có thể nghi ngại một chút nào đó. Nhưng rõ ràng cả hai bên đều có những nỗ lực thực sự.
Vấn đề là chính phủ ngay từ đầu đã quyết định cần tiến xa hơn là việc đạt được một thỏa thuận ngừng bắn đơn giản, bằng cách cố đạt được một hiệp định chính trị. Điều này rất khó thực hiện.

Người ta sẽ thấy tiến trình này bị chệch choạng ra sao, nhưng vào lúc này, người ta có thể lạc quan bởi vì chiến sự đã ngưng và đồng thời, người ta cũng hơi bi quan một chút, bởi vì tiến trình này có vẻ không mang lại kết quả.

RFI : Từ khi lên cầm quyền, cách nay 18 tháng, ông Thein Sein đã đóng vai trò như một học sinh giỏi của phương Tây, thực hiện một loạt các cải cách, đến mức là Hoa Kỳ bãi bỏ trừng phạt. Giờ đây, khả năng hành động của ông ra sao ?

Maël Raynaud : Không chỉ Mỹ mà cả Liên Hiệp Châu Âu đều bãi bỏ trừng phạt.
Điều thứ nhất mà tôi muốn nói là hãy chấm dứt kiểu nhìn nhận Miến Điện và Tổng thống Thein Sein như là những người tìm mọi cách để làm hài lòng phương Tây.

Miến Điện là một nước có 51 triệu dân và có những vấn đề chính trị nội bộ.
Tổng thống Thein Sein phải nghĩ tới người dân, nghĩ tới quân đội đứng sau lưng ông và ông cũng phải nghĩ tới những nhân vật như bà Aung San Suu Kyi.

Khi tôi nói, ông Thein Sein nghĩ tới những người này, không có nghĩa là ông nhất thiết đồng ý với họ, nhưng ông phải chú ý tới họ và mối quan tâm của ông còn hơn nhiều người ngoại quốc.

Ông Thein Sein vẫn có khả năng hành động để tiếp tục thực hiện các cải cách. Tiến trình cải cách sẽ còn kéo dài hơn một năm, bởi vì trong một năm nữa, ông có thể rời chức Tổng thống.
Nhưng thực ra với mối quan hệ của ông với phương Tây, rất có thể là Miến Điện sẽ tiếp tục có quan hệ tốt đẹp với phương Tây, ít ra là cho tới sang năm.

RFI : Phải chăng Hoa Kỳ đã quá vội vã kỳ vọng vào tiến trình này, theo như nhận định của bà Aung San Suu Kyi ?  

Maël Raynaud : Tôi hiểu điều bà Aung San Suu Kyi nói, bởi vì bà nghĩ như vậy và bà cũng có một sự tính toán chính trị nào đó.
Nếu bà nói rằng chính phủ đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì bà sẽ không còn lập luận gì nữa để chống lại họ về chính trị trong các cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào năm tới.

Điều thứ hai, đối với Hoa Kỳ, tại một nước như Miến Điện, tiến trình chuyển đổi, cải cách rất phức tạp. Hoa Kỳ không có một sự lựa chọn nào khác là phải đi cùng, hỗ trợ tiến trình này.

Switch mode views: