Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 28-07-2014

 Achentina có 48 giờ để tránh phá sản

argentine  Buenos Aires



Biểu tình tại khu tài chính của Buenos Aires ngày 24/07/2017 trong bối cảnh Achentina có nguy cơ vỡ nợ.
Reuters


Các nhật báo ra ngày đầu tuần tập trung phân tích tình hình chiến sự tại dải Gaza, nguyên nhân máy bay của hãng Air Algeri bị rơi và kết quả chung cuộc giải đua xe đạp Tour de France.

 Về lĩnh vực kinh tế, nhật báo Le Figaro chạy tựa trên trang nhất phụ trang kinh tế : « Achentina có 48 giờ để tránh phá sản ».
 Trang bên trong có bài viết : « Nợ : Achentina, hai ngày trước nguy cơ vỡ nợ ».

Theo tờ báo, tòa án tối cao Mỹ đã yêu cầu Achentina phải thanh toán hơn 1,5 tỷ đô la cho các chủ nợ Mỹ từ nay đến ngày 30/07/2014.
Achentina cũng chỉ trích phán quyết của tòa tối cao Mỹ là tống tiền. Tuy nhiên, Achentina đã từ chối giải pháp tái cơ cấu nợ của Buenos Aires và tiếp tục đôi co với các chủ nợ nhằm tìm ra sự đồng thuận giữa hai bên và tránh vỡ nợ.

Le Figaro cho biết, hai chủ nợ mà Achentina phải thanh toán 1,5 tỷ đô là NML và Aurelius. Tình hình này có nguy cơ làm tăng lạm phát tại quốc gia Nam Mỹ này, tăng áp lực lên thị trường ngoại hối, gây quan ngại cho các nhà đầu tư và đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Còn nếu Achentina trả nợ thì đất nước này lo ngại một kịch bản tệ hơn xảy đến. Đó là các chủ nợ khác cũng đòi được chi trả 100% như hai chủ nợ nói trên, trong khi 93% trong số đó đã đồng ý giảm nợ xuống còn 70% sau khủng hoảng của Achentina vào năm 2001.
 Trong trường hợp đó, Achentina phải chi đến 100 tỷ đô la để trả nợ.

Phía đối lập cáo buộc chính phủ Achentina đã nhận ra rủi ro quá muộn và đã không thương lượng thành công với các chủ nợ cho đến thời điểm này và dường như đang chấp nhận mất khả năng thanh toán.

Về phía các chủ nợ, họ đã đấu tranh từ 10 năm nay và dường như không sẵn sàng buông tha cho Achentina.
Tuy nhiên, giới phân tích lạc quan nhất nhận định, hai chủ nợ trên vẫn còn quan tâm đến thương lượng với Achentina trước ngày 30/07. Đó là họ nắm trong tay quân bài là có thể đe dọa Achentina mất khả năng chi trả.

Các chuyên gia không loại trừ khả năng cả hai bên đưa ra được đồng thuận vào phút chót và sự việc được giải quyết ổn thỏa.

Tài nguyên khí đá phiến bị các chủ nợ đe dọa

Achentina hiện là quốc gia có trữ lượng khí đá phiến lớn thứ hai và dầu đá phiến đứng thứ tư thế giới. Do đó, các chủ nợ đang nhắm vào nguồn tài nguyên quý giá này.

Các chủ nợ đang cố làm cho giới đầu tư hoảng sợ không đầu tư vào Achentina. Công ty dầu mỏ Achentina YPF cần đến khoảng đầu tư hàng tỷ đô la hàng năm và các đồng minh nước ngoài.

Các tập đoàn dầu mỏ như Total, Petrobras hay Shell đều muốn hợp tác với Achentina.
 Tập đoàn Chevron của Mỹ đã ký hợp đồng đầu tư trị giá 2 tỷ đô la cho việc thăm dò dầu hỏa.

Tuần trước, hai chủ nợ nêu trên đã gửi đơn đến tòa án California, nơi đặt trụ sở của Chevron, để chiếm hữu tài sản của tập đoàn dầu khí Achentina APF và của Chevron, nếu Achentina không trả nợ.
 Hành động này không hề mới : các chủ nợ đã có nhiều mua toan xiết nợ bằng cách muốn chiếm đoạt tài sản của Achentina những năm gần đây như tàu bè và máy bay của tổng thống…

Một chuyên gia Achentina nhận định, chủ nợ ít có cơ may xiết nợ thành công. Tuy nhiên, động thái này càng gây sức ép lên Achentina và hạ uy tín của Achentina trên thế giới.

Năm ngoái, đầu tư của quốc tế đã hạ 25%. Trong trường hợp mất khả năng chi trả, các công ty có thể đòi hỏi nhiều sự bảo đảm hơn trước khi đầu tư vào Achentina, theo đánh giá của ông Martin Redrado, cựu giám đốc Ngân hàng trung ương. Một số khác có thể chần chừ đợi tình hình pháp lý ổn định mới đầu tư.

Gaza : hỗn loạn

Tình hình chiến sự tại dải Gaza là đề tài được các nhật báo bình luận sôi nổi.

Trang nhất nhật báo Libération chạy tựa : « Dải Gaza bị tàn phá » kèm ảnh gây đau lòng công luận. Đó là một phụ nữ đang gào thét vì đau đớn hay vì bất lực.
Một phụ nữ chẳng có gì giống một người Hồi giáo. Cô ta có mái tóc nâu dài, mặc váy vàng, dường như theo kiểu Tây phương. Cô chính là nạn nhân của hoạt động oanh kích của Israel vào dải Gaza.

Hình ảnh này được chụp tại bệnh viện Beit Hanoun, chắc hẳn cô đang than khóc vì vừa mất đứa con hay cha mẹ.

Libération dẫn độc giả thăm cảnh hoang tàn tại dải Gaza. Tờ báo miêu tả, « trên đường, một nửa nhà cửa không còn nguyên vẹn (…). Đó là hậu quả của những phát nả súng tự động và những quả pháo đã làm thủng tường nhà. Dân chúng lưu lạc trong các khu phố và họ không nhận ra đâu là nhà nữa ».

Để minh họa cho bài phóng sự, Libération đăng một loạt các hình ảnh đầy ý nghĩa.
Từ Beit Hanoun đến Chijaya, người dân tận dụng lệnh ngừng bắn trong 24 tiếng hôm thứ 7 vừa qua để nhặt nhạnh trong đống đổ nát quần áo, vật dụng.
Trẻ em nhặt sách vở. Một cụ bà đang ngồi khóc tức tưởi trên đống đổ nát, có lẽ bà vừa mất người thân.
 Một người đàn ông đứng gào thét, giơ một thi thể bé nhỏ được quấn trong mảnh vải trắng đầu máu.
Đó là xác con ông được tìm thấy trong đống đổ nát sau cuộc ném bom của Israël vào trường học tại Beit Hanoun của Liên Hiệp Quốc.

Bài xã luận trên Libération nhắc lại câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Israël Benjamin Netanyahou : « Người Israël dùng tên lửa để bảo vệ thường dân của mình, trong khi Hamas dùng thường dân để bảo vệ tên lửa của họ ».

 Đúng là nhóm Hồi giáo cực đoan Hamas đã giấu rốc-kết trong các trường học, bệnh viện, đền thờ Hồi giáo và các khu chung cư.
Thế nhưng, giải thích thế nào về cái chết của bốn trẻ em đang chơi trên bãi biển dải Gaza, về vụ ném bom vào một trại tỵ nạn tại Beit Hanoun hay khu phố Chajaya bị tàn phá ?

Tác giả nhận định, « lý do tự vệ chính đáng » mà chính phủ Israël đưa ra không đủ để biện minh cho tất cả.
 Báo Cộng sản L’Humanité cũng đồng tình lên án « quân đội Israël tiếp tục gieo rắc chết chóc và tàn phá ».

Nhật báo Le Parisien mô tả tâm trạng của người dân tại dải Gaza như đang sống trong nhà tù. Một thanh niên 17 tuổi cho Le Parisien biết, anh mơ ước bỏ xứ ra đi sống ở nơi khác, như anh trai của anh, thậm chí đến sống tại Syria, nơi mà cuộc sống dường như tốt hơn tại dải Gaza luôn bị bom đạn tàn phá.

 Le Parisien nhắc lại, gần 2 triệu dân sống tại đây, với 4500 dân/km2, đây là một trong những khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Le Figaro lên án « một cuộc chiến đến cùng » của phía Israël, nhưng cũng cáo buộc phe Hamas đã có một chiến lược lầm lẫn.
 Trong mục giải mã, tác giả Cyrille Louis tự hỏi : liệu phe Hamas có mất trí hay không ?

Sau 3 tuần xung đột đã làm thiệt mạng hơn cả nghìn người, quân đội Israël dường như có dấu hiệu hạ căng thẳng khi chấp nhận lệnh ngừng bắn trong vòng 24 tiếng vào hôm thứ bảy. Hành động này có thể được kéo dài thêm để có thời gian đàm phán cho cả hai bên để chấm dứt thảm kịch này.

 Thế nhưng, lãnh đạo quân sự phía Palestine cáu tiết khi hay tin, Israël không chịu rút xe tăng trước khi tiến hành đàm phán nên phía Palestine lại tiếp tục bắn phá vào đêm thứ bảy và sáng chủ nhật.

Phe Hamas đòi gỡ bỏ lệnh phong tỏa dải Gaza, thả các các phần tử Hamas bị cầm tù vào cuối tháng Sáu tại Cisjordanie, nhưng không chịu rời bỏ đường hầm và hạ vũ khí.

Vẫn chưa chắc về nguyên nhân rơi máy bay Air Algérie

Điều tra về nguyên nhân rơi của chuyến máy bay hãng Air Algeri cũng là đề tài thu hút báo giới Pháp.
 Le Parisien cho biết, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius sẽ phải công bố những yếu tố đầu tiên của cuộc điều tra vào hôm nay.
 Các chuyên gia Pháp đã có mặt tại hiện trường và bắt tay vào công việc tại các nước Burkina Faso, Pháp, Mali và Algeri.

Những hoạt động đầu tiên của cuộc điều tra đã bắt đầu từ hôm qua. Bước thứ nhất, nhóm chuyên viên đến hiện trường tai nạn, hiện được bảo đảm an ninh để giới điều tra thu thập những mảnh vỡ của xác máy bay và nhận dạng nạn nhân. Bước thứ hai sẽ diễn ra tại Pháp.

Những chiếc hộp đen đã được mang về Paris. Từ đó, việc giải mã sẽ cho phép phát hiện được những thông tin mới nhất được các bộ phận bay thu và những trao đổi của phi hành đoàn trong buồng lái vài phút trước khi xảy ra thảm họa.

Nhật báo Công giáo La Croix đánh giá « nguyên nhân rơi máy bay Air Algeri vẫn còn chưa chắc chắn » và cho đến lúc này không loại trừ một nguyên nhân nào, ám chỉ cả nguyên nhân khủng bố.

Giải Tour de France, Nibali mở ra một thời đại mới

Cuối cùng thì giải đua xe đạp thế giới lần thứ 101 Tour de France đã kết thúc vào hôm qua. « Thú vị », là từ trên trang nhất báo thể thao L’Equipe.
 Tờ báo này hớn hở không chỉ vì chiến thắng của nhà vô địch người Ý Vincenzo Nabali, mà đặc biệt còn là sự hồi sinh của các tay đua Pháp. Jean-Christophe Peraud và Thibaut Pinot lần lượt về nhì và ba.

Báo chí ra hôm nay tràn ngập hình ảnh của các ngôi sao của giải Tour de France.

Le Figaro nhận định : « Nibali, nhà vô địch giải Tour de France mở ra một kỷ nguyên mới ». Nabali là tay đua luôn chống việc dùng chất kích thích trong thi đấu, nên anh đã được công chúng ngưỡng mộ.

Chistinan Prudhomme, giám đốc giải Tour de France cho biết, các cuộc kiểm tra dùng chất kích thích luôn được đặt hàng đầu trong giải và ông lấy làm tiếc vì tiêu chí này ít được quan tâm trong các bộ môn thể thao khác.

Phá ủng hộ tín hữu Thiên Chúa Giáo phương Đông

Trong lĩnh vực xã hội, nhật báo Le Figaro quan tâm đến sự kiện hàng nghìn người biểu tình tụ họp tại sân nhà thờ Đức Bà Paris để ủng hộ những tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Trung Đông. Trong số này, có cả các dân biểu thuộc cánh tả lẫn cánh hữu.

Theo các nhà tổ chức, có tới 5 nghìn người tập hợp vào hôm qua để thể hiện sự ủng hộ người Thiên Chúa Giáo tại Syria và Irak.

Cùng ngày, một cuộc biểu tình khác diễn ra tại Lyon, có khoảng 500 người tham gia.

Ngày 21/07, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lên án các thành phần Hồi giáo cực đoan djihad đã truy bức người Thiên Chúa Giáo, buộc họ phải cải đạo theo Hồi giáo, bỏ xứ ra đi hay phải đóng thuế dành cho người không theo Hồi giáo nếu muốn ở lại.

Một dân biểu thuộc đảng Xã hội nhận định : « Chúng ta không thể im lặng, trong khi tại Trung Đông đang diễn ra một cuộc thanh trừng thực sự ».

Antoni Yalap, một nhà tổ chức của buổi tập họp này nhận định : « chỉ có Pháp mới tiến hành được việc ủng hộ nhân đạo » vì tín hữu tại Trung Đông đang rất cần quần áo và một số nhu yếu phẩm, do họ phải bỏ xứ ra đi.

Pháp có một truyền thống lâu đời đối với tín hữu tại Trung Đông. Do đó, ông hy vọng, buổi tập họp hôm qua có thể buộc Tổng thống Hollande phát biểu rõ thái độ của mình về vấn đề này trước công chúng.

Switch mode views: