Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Vì sao Pháp làm căng với Iran trên hồ sơ hạt nhân?


IRAN-NUCLEAR 5

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (P) đang thảo luận với đồng nhiệm Châu Âu Catherine Ashton (G) và đồng nhiệm Iran Mohammad Javad Zarif, Geneve, 09/11/2013
REUTERS


Vòng đàm phán về hạt nhân Iran tại Genève chính thức kết thúc và các bên ra về mà không đạt được thỏa thuận.

 Chính quyền Téhéran đã lên án thái độ quá cứng rắn của Paris. Iran không ngần ngại đổ lỗi cho Pháp đã « thọc gậy bánh xe » bỏ lỡ cơ hội tháo gỡ bế tắc kéo dài từ 10 năm nay.



Từ Téhéran, thông tín viên Siavosh Ghazi tường trình:

« Các phương tiện truyền thông chính thức cũng như các giới chức Iran đồng loạt chỉ trích thái độ của Pháp đã làm cho cuộc đàm phán tại Genève thất bại.
Paris thậm chí còn bị tố cáo bảo vệ quyền lợi của Israel, kẻ thủ không đội trời chung của Iran.

Hãng thông tấn chính thức Iran quy trách nhiệm cho Ngoại trưởng Laurent Fabius phá hoại đối thoại giữa Iran với nhóm 5+1 tại Thụy Sĩ. Ngoại trưởng Pháp đã đưa ra quan điểm cứng rắn hơn so với các đối tác phương Tây của Paris.

Ông Laurent Fabius đòi Iran phải đóng cửa trung tâm hạt nhân tại Arak đang chuẩn bị đi vào hoạt động kể từ sang năm.
Ngoài ra, Paris còn yêu cầu Téhéran phải nhượng bộ một cách đáng kể về chương trình làm giàu chất uranium.

 Trả lời báo chí, Ngoại trưởng Iran Zarif đã tránh không chỉ trích thái độ của Pháp, vì không muốn gây trở ngại cho các cuộc đàm phán kế tiếp, nhưng ông khẳng định là « Téhéran sẽ không chấp nhận » để quốc tế áp đặt.
 Trong những ngày gần đây, Thủ tướng Israel đã liên tục lên tiếng về vòng đàm phán tại Genève và Tel Aviv kêu gọi nhóm 5+1, đặc biệt là Hoa Kỳ không ký thỏa thuận với Iran ».

Một cách cụ thể hơn, Pháp đưa ra một số điều kiện để nhóm 5+1 đạt thỏa thuận tạm thời với Iran.
Thứ nhất, Paris đòi Téhéran đóng cửa nhà máy nước nặng Arak, nơi sản xuất plutonium, sắp đi vào hoạt động.
 Từ 18 tháng qua, chính quyền Iran luôn từ chối để cho các thanh tra viên quốc tế đến Arak quan sát tình hình.

Đòi hỏi thứ nhì của Pháp liên quan đến khối lượng 186 kg uranium đã được làm giàu ở mức độ 20 % mà Iran đang nắm giữ.

Paris lo ngại đây là bước đầu để Téhéran nhanh chóng chế tạo uranium được làm giàu ở mức 90 % và đó sẽ là nhiên liệu cần thiết để chế tạo bom nguyên tử. Hiện nay, Iran đã có 19 000 máy để làm giàu uranium.

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao Pháp lại đưa ra những đòi hỏi khắt khe như trên ?
Phải chăng đó chỉ là một sự thận trọng từ phía Paris hay ở bên trong hậu trường, các bên còn có những tính toán nào khác.

Giải thích cho thái độ thận trọng của Paris, Ngoại trưởng Laurent Fabius nhắc lại là cách nay đúng 10 năm, vào năm 2003, quốc tế cũng tưởng chừng đã đạt được đồng thuận với Iran, nhưng cuối cùng thì Téhéran đã nuốt lời hứa và vẫn tiếp tục công tác làm giàu chất uramium.

Ngoài ra, theo một số nhà quan sát. Thứ nhất, đây là một hồ sơ mà Pháp đã trực tiếp theo dõi và đàm phán với Iran từ 10 năm qua, do đó Paris hiểu rõ hơn ai hết về những thủ thuật, những mánh khóe của các nhà đàm phán Iran.

Thứ hai, Pháp lo ngại Hoa Kỳ đang muốn nhanh chóng giải quyết một số vấn đề tại khu vực Trung Đông, đặc biệt là hồ sơ Syria, nên sẵn sàng nhượng bộ Iran.

 Sự nhượng bộ đó có thể dẫn tới một thỏa thuận mà Paris coi là « mang một mối đe dọa tiềm tàng ».

 Cụ thể hơn, Pháp lo ngại là sự dễ dãi của quốc tế sẽ cho phép Iran trong tương lai gần chế tạo vũ khí nguyên tử.
Khi đó, một vài nước trong vùng, như Ả Rập Xê Út hay Thổ Nhĩ Kỳ - những quốc gia thù nghịch với Iran, cũng sẽ lao vào một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.

Điểm thứ ba, Paris tỏ thái độ cứng rắn trong cuộc đối thoại với Iran nhằm chứng tỏ với một số quốc gia trong vùng – như là Ả Rập Xê Út hay Israel – rằng Pháp sẽ là một điểm tựa, một đối tác đáng tin cậy, vào lúc những quốc gia đó có cảm tưởng là họ đang bị Hoa Kỳ bỏ rơi.

Nói cách khác, Paris đang đặt mình trong tư thế một đối tác quan trọng đối với chính quyền Ryad và điều này sẽ giúp cho nước Pháp củng cố một cách đáng kể vị thế của mình ở Trung Cận Đông cả về phương diện ngoại giao lẫn thương mại.

Theo một số nhà phân tích, lập trường cứng rắn của Paris trong cuộc đàm phán vừa kết thúc vào nửa đêm qua, không hẳn chỉ là « thọc gậy bánh xe » mà ngược lại, đây là một sự « thận trọng khôn ngoan » vào lúc mà cả Iran cùng Hoa Kỳ đều muốn nhanh chóng giải quyết hồ sơ hạt nhân Iran.

Tổng thống Iran Rohani thuộc phe cải tổ dường như được bầu lên với mục đích thuyết phục phương Tây chấm dứt các biện pháp trừng phạt kinh tế Iran.

 Téhéran đang nóng lòng đạt được một thỏa thuận với quốc tế để giải cứu nền kinh tế đang bị kiệt quệ vì các biện pháp cấm vận.

 Để đạt được mục tiêu đó, Tổng thống Iran sẵn sàng bày tỏ thiện chí của Téhéran.

Còn về phía Mỹ, theo giới quan sát, chính quyền Obama ý thức được là sẽ không dễ thuyết phục Hạ viện bãi bỏ cấm vận Iran.

Cho nên, Nhà Trắng sẵn sàng « dễ dãi »với Téhéran, với hy vọng là phía Iran sẽ đủ khôn ngoan để hiểu được rằng, Iran khai thông hồ sơ hạt nhân, thì đôi bên cùng có lợi.

 Trong bối cảnh này, Pháp nhắc lại rằng, quốc tế cần có thêm thời gian để cân nhắc và nhất là rõ ràng với phía Iran trên một số điểm then chốt.



Switch mode views: