Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Quan hệ Mỹ - Philippines: Để giải quyết một cái đầu nóng cần có một cái đầu lạnh

 Tuần trước, Tổng thống Philippines – ông Rodrigo Duterte – dường như đã tạo ra một sự thay đổi địa chính trị mạnh mẽ nhất tại châu Á kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Ông Duterte tuyên bố tách khỏi Mỹ - đồng minh lâu năm của Philippines - để quay sang ủng hộ Trung Quốc – đối thủ số 1 của Mỹ hiện nay.
Và như mọi khi, vị Tổng thống mới nhậm chức của Philippines thể hiện điều này theo một cách không hề tinh tế.
Để đáp trả, Mỹ không nên đi vào vết xe đổ của ông Duterte.

Điều đó không có nghĩa Mỹ sẽ bỏ qua tuyên bố của ông Duterte mà họ sẽ cần phải giải quyết vấn đề ngoại giao bằng sự bình tĩnh.
Suy cho cùng, ông Duterte là Tổng thống hợp pháp của Philippines và một số thành phần trong nước ủng hộ quan điểm tách biệt khỏi nước Mỹ bởi sự xâm lược trong quá khứ.

Trong phát biểu ngày 25/10 tại Nhật Bản, ông Duterte giải thích rằng ông muốn Mỹ và Philippines tách biệt về chính sách đối ngoại chứ không phải vấn đề quan hệ ngoại giao.
Tuy nhiên dù có nói gì, mối quan hệ giữa Mỹ và Philippines cũng sẽ nguội lạnh trong tương lai gần.

Trong khi đó, Trung Quốc hứa cho Philippines vay hàng triệu USD lãi suất thấp và đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Phi-TQ

Ông Duterte (trái) và ông Tập Cận Bình (phải)

Tuy nhiên, sự thay đổi của Philippines bắt nguồn từ cảm xúc nhiều hơn từ lý trí. Ông Duterte không phải là vị lãnh đạo châu Á đầu tiên quay ra ủng hộ Trung Quốc sau những lời hứa hẹn đầu tư và hợp tác từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Những suy tưởng của vị tổng thống này về kiềng ba chân Nga-Trung Quốc-Philippines đang thổi phồng sức ảnh hưởng của quốc gia Đông Nam Á này với thế giới.

Trên thực tế, Mỹ vẫn nhận được sự ủng hộ rất lớn của Philippines, về cả quân sự lẫn công chúng.

 Hơn 3/4 số người Philippines được hỏi cho biết họ có nhiều niềm tin vào nước Mỹ và chưa tới 1/4 dành điều tương tự cho Trung Quốc.

 Người dân nước này tỏ thái độ phàn nàn với những lời khen và thái độ khúm núm của ông Duterte giành cho Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình.
Quân đội Philippines không mấy thích thú khi phải thay đổi từ vũ khí Mỹ sang vũ khí Trung Quốc, Nga.

Về phần mình, Trung Quốc vẫn đang đi tìm kiếm những đối tác thích hợp.
Những khoản vay của Trung Quốc cho các quốc gia khác thường không được giải ngân hết và kết thúc trong mâu thuẫn chứ không phải tình bạn.
Sớm hay muộn, sự “chia ly” giữa Trung quốc và Philippines cũng sẽ diễn ra khi đề cập tới quyền lợi tại Biển Đông.

Điều đó cho thấy Mỹ đã khôn ngoan khi không phản ứng thái quá với những lời lăng mạ của ông Duterte.
Việc cắt giảm viện trợ hay quân sự sẽ chỉ khiến những kẻ phản đối Mỹ có cơ hội lên tiếng.

Mỹ có rất nhiều cách để tác động tới Philippines. Chắc chắn các lãnh đạo nước Mỹ đang cảnh báo với đồng nghiệp bên phía Philippines rằng hậu quả chiến lược sẽ xảy ra nếu mối quan hệ giữa 2 nước trở lên cực đoan.

 Những đồng minh của Mỹ như Nhật Bản – đối tác thương mại lớn thứ 3 của Philippines – cũng sẽ củng cố quan điểm này trong những cuộc gặp mặt sắp tới với ông Duterte.

Để giải quyết một cái đầu nóng, chúng ta cần có một cái đầu lạnh.
Mỹ từng vượt qua nhiều rào cản để khôi phục các mối quan hệ chiến lược với Hàn Quốc và Nhật Bản và họ có thể một lần nữa làm điều này với Philippines.

Switch mode views: