Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Càng biểu dương sức mạnh, Bắc Kinh càng cô đơn


BẮC KINH (AP) - Trái với chủ trương ngoại giao nhún nhường của Chủ Tịch Ðặng Tiểu Bình trước đây, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc muốn phô trương sức mạnh quân sự lẫn chính trị của mình.

Từ vùng biển ở Ðông Nam Á đến các đảo không người ở Ðông Hải, Trung Quốc đều gây hấn các nước láng giềng gồm Nhật, Nam Hàn, Việt Nam và Philippines về tranh chấp chủ quyền.

China-Territorial

Tập Cận Bình (giữa) trong một dịp kỷ niệm chiến tranh với Nhật Bản. (Hình: AP Photo/Xinhua, Ju Peng)


Ðồng thời, chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, hồi tháng trước hô hào thành lập khối an ninh chung ở Á Châu, thay thế sự liên minh với Hoa Kỳ.

Dù ông Tập tự ví Trung Quốc như “một con sư tử yêu chuộng hòa bình, thân thiện và văn minh,” nhưng những hành động lấn lướt của nước này khiến các quốc gia trong khu vực phải báo động và tìm đến sự che chở của Washington.

Ông Christopher Johnson, cựu phân tích gia về Trung Quốc của CIA và nay là chủ tịch bộ phận nghiên cứu Trung Quốc thuộc trung tâm Center for Strategic and International Studies, nhận xét: “Thái độ phô trương sức mạnh của Trung Quốc gắn liền với quan điểm của ông Tập, không những như là cứu tinh của đảng mà còn như là một công cụ của lịch sử, với mục tiêu đại phục hưng nước Trung Quốc.”

Bà Alice Ekman, trưởng phòng nghiên cứu về Trung Quốc ở tổ chức French Institute of International Relations, nói rằng điều này có nghĩa là Trung Quốc muốn “biểu dương ý chí chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.”

Các giới chức Trung Quốc không ngớt phê phán chính sách “xoay trục về Á Châu” của Chính Phủ Obama, với bộ phận ngoại giao công khai chế nhạo khả năng cảnh sát của Mỹ trong khu vực.

Bộ trưởng Úc, ông Malcolm Turnbull, nói rằng Trung Quốc tự thấy mình hoàn toàn cô đơn, ít nhất về mặt ngoại giao, do đã nhe nanh múa vuốt trong khu vực.
Ông Turnbull tiếp, “Họ thực sự không có đồng minh trong vùng, ngoại trừ Bắc Hàn. Và hậu quả là các láng giềng của Trung Quốc đã nhích lại gần Hoa Kỳ hơn bao giờ hết.”

Với căng thẳng dâng cao đối với Trung Quốc, Tổng Thống Barack Obama viếng thăm cấp cao với các nước Nhật, Nam Hàn, Malaysia và Philippines hồi Tháng Tư, nơi ông tái khẳng định với những nước này rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng thỏa ước che chở họ.

Trong khi đó, Nhật tự lo liệu lấy vấn đề hồi tuần qua khi tái diễn giải bản hiến pháp chủ hòa của mình, qua đó họ nới rộng việc sử dụng quân đội vào việc bảo vệ đồng minh.
Ðộng thái này thắt chặt thêm sự liên minh giữa Nhật với Mỹ, nhưng cũng mở cửa đón nhận các đồng minh mới Á Châu có cùng nếp suy nghĩ.

Ông Huang Jing, chuyên gia về Trung Quốc tại Singapore National University, nhận định, “Ở Biển Ðông, tôi nghĩ các lãnh đạo Trung Quốc có một mục tiêu, đó là gây mất tín nhiệm cho Hoa Kỳ càng nhiều càng hay.”

Ông tiếp, “Trung Quốc hiểu rằng nếu họ tỏ ra nhu mì thì sẽ không đi đến đâu cả, vì thế họ có vẻ cứng cựa và không thỏa hiệp, và khi có chuyện xô xát xẩy ra, Trung Quốc tin rằng Mỹ sẽ không dám đến tiếp cứu.”

Tại các thủ đô trên khắp Á Châu, theo ông, Trung Quốc đang ép chính quyền các nước phải có một chọn lựa khó khăn: Ðặt cược vào một tương lai với Trung Quốc hay vào sự bảo đảm lâu dài của nước Mỹ? (TP)

Switch mode views: