Obama và ISIS: Ðánh cũng khó, không đánh cũng chẳng dễ
- Thứ Năm, 11 tháng Chín năm 2014 09:45
- Tác Giả: Nguyễn Văn Khanh
Chỉ nghe những lời bình phẩm về chính sách ngoại giao của nước Mỹ, thấy ngay Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đang gặp khó khăn.
Một ngày sau khi lên án Nhà Nước Hồi Giáo (ISIS) hành động dã man khi hành quyết nhà báo Mỹ Steven Sotloff, tổng thống Hoa Kỳ cho biết chính sách của ông là phải tiêu diệt “bọn khủng bố lợi dụng danh nghĩa tôn giáo” đang gieo rắc kinh hoàng ở Trung Ðông. Trong lúc Tổng Thống Obama đưa ra lời cam kết này thì tại Mỹ, Phó Tổng Thống Joseph Biden cũng lên tiếng cam kết sẽ truy đuổi bọn giết người “đến tận cửa địa ngục,” nhưng cả hai ông đều không đưa ra chiến lược sẽ thực hiện, cũng chẳng nói đến sự kiện quan trọng đang được các chính trị gia Cộng Hòa lẫn Dân Chủ bàn tán, bình luận khá xôn xao: nước Mỹ đang ở trong thời chiến tranh.
Nhà báo Steven Sotloff, người vừa bị ISIS cắt đầu. (Hình: Etienne de Malglaive via Getty Images)
“Qua hành động sát hại 2 nhà báo Mỹ, rõ ràng khủng bố ISIS đang tuyên chiến với chúng ta,” Dân Biểu Cộng Hòa Michael McCaul nói với đài FOX News vào chiều Thứ Tư vừa qua. Cũng như các đồng viện khác, ông McCaul “tin tưởng bọn chúng có kế hoạch tấn công các quốc gia Âu Châu và tấn công vào nước Mỹ,” nhắc lại điều chính ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel từng nói “hiểm họa bọn chúng có thể gây nên có thể còn nguy hiểm hơn những gì quân khủng bố Al-queda từng làm hồi 11 Tháng Chín 2001” hay lời phát ngôn viên Ngũ Giác Ðài John Kirby nói với báo chí “chúng tôi biết bọn chúng có ý tưởng tấn công những mục tiêu ở Âu Châu và cả những mục tiêu ở Hoa Kỳ.”
Chính vì thế, “sớm muộn gì chính phủ Hoa Kỳ cũng phải tuyên chiến với quân ISIS” là điều được chuyên gia về chống khủng bố Jens David Ohlin nói đến khi trả lời phỏng vấn của tờ The Washington Times. “Chúng ta không còn lo âu về khả năng gây rối của al-Qaeda, nhưng những gì ISIS đang làm cho thấy tình hình còn nghiêm trọng hơn nhiều.” Nghiêm trọng ở những điểm nào? Ông Ohlin trả lời “trước đây al-Qaedachỉ lập căn cứ bí mật, ngày nay quân ISIS mở hẳn mặt trận với mục tiêu chiếm Syria và Iraq. Nếu để yên cho chúng làm những gì chúng đang làm, bước kế tiếp của chúng là mở trận chiến tấn công những quốc gia mà chúng xem là kẻ thù của Hồi Giáo.” Trong danh sách này, “nước Mỹ dẫn đầu” và cách hay nhất “là đi bước trước để tiêu diệt chúng trước khi chúng có thể ra tay hành động.” Ðiều đó “có nghĩa là chiến tranh sẻ xảy ra.”
Một số vị dân cử Cộng Hòa và Dân Chủ ủng hộ điều đó, cho dù kế hoạch hành động của họ khác nhau: bên Cộng Hòa muốn Tổng Thống Obama can dự mạnh mẽ hơn ở Iraq cũng như mở rộng những cuộc không kích sang Syria để tiêu diệt ISIS, phía Dân Chủ cho rằng điều đó nên làm nhưng đồng ý tổng thống phải có thì giờ suy nghĩ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Theo lời Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Bill Nelson nói với đài truyền hình MSNBC, “Tổng thống đang cân nhắc để thành lập liên minh chống khủng bố ISIS mà chúng ta không phải đổ bộ quân vào chiến trường” nhưng ông cũng đồng ý “sớm muộn gì chúng ta cũng phải giải quyết chuyện này.”
Giải quyết ở mức độ nào là điều một số vị dân cử Cộng Hòa thuộc cánh diều hâu đang thắc mắc, điển hình là câu hỏi được Dân Biểu Adam Kinzinger đặt ra trong bài nói chuyện đọc tại Viện Nghiên Cứu The American Interprise, “Chúng ta sẽ làm gì với quân ISIS? Chúng ta sẽ ngăn chận chúng hay chúng ta sẽ tiêu diệt chúng”? Ông Kinzinger nói thêm, “Tổng Thống Obama là người thiếu cương quyết” và thái độ chần chừ của người đang lãnh đạo nước Mỹ “sẽ khiến đồng minh không còn tin tưởng vào chúng ta nữa.”
“Ðồng minh mất dần tin tưởng vào nước Mỹ” cũng là điều ông James Phillips, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Viện Nghiên Cứu The Heritage Foundation nói tới trong câu chuyện trao đổi với giới truyền thông thủ đô. “Tôi cho rằng lúc đầu trọng tâm của chính phủ Obama là đi tìm quan hệ tốt với Liên Bang Nga, Iran và Syria, coi trọng những mối quan hệ này hơn là quyền lợi của quốc gia và của đồng minh. Tình trạng đó dẫn đến kết quả là các nước bạn của Mỹ ở Trung Ðông như Saudi Arabia, Jordan, Israel, Ai Cập phải đặt câu hỏi chính quyền Obama muốn gì. Sau đó chính Tổng Thống Obama còn nói ông chưa có chiến lược đối phó với ISIS khiến đồng minh của chúng ta phải thắc mắc, không biết ông Obama lãnh đạo kiểu gì lạ thế.”
Nhưng theo bình luận gia Michael O'Hanlon của Viện Brookings Institution, chẳng phải một mình Tổng Thống Obama “mà nhiều nhà lãnh đạo của những nước khác cũng không nhìn thấy sự bành trướng mạnh mẽ về thế lực và quân sự của quân ISIS.” Nếu nhìn thấy trước, “chắc chắn họ chẳng ngần ngại yểm trợ cho lực lượng nhân dân nổi dậy Syria, và họ sẽ lên tiếng chống đối mạnh mẽ chuyện Hoa Kỳ rút quân khỏi chiến trường Iraq.”
Một số nhà phân tích cũng cho rằng sau những năm trời âu lo về thiệt hại nhân mạng và tốn phí cho 2 cuộc chiến Iraq và Afghanistan, tỷ lệ người dân Hoa Kỳ tán thành ý kiến nước Mỹ nên can thiệp trực tiếp vào những biến chuyển của thế giới mỗi ngày một nhiều hơn trước, tạo thuận lợi cho Tổng Thống Barack Obama khi quyết định cần phải có những hành động cứng rắn đối với khủng bố Hồi Giáo ISIS hoặc những biện pháp mạnh mẽ hơn khi đối phó với Liên Bang Nga.
Nhận xét nêu trên dưa vào kết quả cuộc thăm dò do trung tâm nghiên cứu Pew Research Center thực hiện chung với nhật báo The USA Today hồi cuối tuần trước, cho thấy dù chính người dân Mỹ vẫn tiếp tục tranh cãi “phải làm gì” trước những biến chuyện ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và quyền lợi của quốc gia, nhưng 54% khi được hỏi cho hay chính sách của Tổng Thống Obama “chưa đủ cứng rắn” so với 37% cho là “chừng mực, vừa phải,” chỉ có 3% nghĩ nhà lãnh đạo quốc gia “quá cứng rắn” khi giải quyết những vần đề vừa mang tính ngoại giao vừa liên quan đến an ninh quốc gia.
Ông Bruce Jentleson, cựu cố vấn ngoại giao của Tổng Thống Obama trong nhiệm kỳ đầu tiên nói rằng kết quả cuộc thăm dò “chứng tỏ người dân Mỹ quan tâm đến tình hình thế giới và chính sách của chính phủ đối với những điều họ được nghe thấy hàng ngày.” Vẫn theo ông, “kết quả cũng chứng tỏ người dân muốn chính phủ phải làm mạnh hơn nữa, nhưng chính họ cũng chưa rõ phải mạnh đến mức độ nào” vì người dân Hoa Kỳ “vẫn không tán thành ý kiến sẽ đưa quân đổ bộ vào những khu vực đang cần sự hiện diện trực tiếp của Mỹ.”
Và đó chính là điều Tổng Thống Obama đang phải cân nhắc. Nên hay không nên mở một cuộc chiến mới? Nếu mở cuộc chiến chống ISIS, vai trò của Hoa Kỳ sẽ như thế nào? Câu hỏi quan trọng nhất: liệu có phải đổ bộ quân vào chiến trường hay không? Nếu không, tại sao không (mà vẫn chiến thắng)? Nếu có, số binh sĩ có mặt ở chiến trường là bao nhiêu?
Related news items:
Tin mới
- Mỗi người kể một câu chuyện - 15/09/2014 16:50
- Sài Gòn, còn hay mất? - 15/09/2014 16:36
- Mang tiếng - 15/09/2014 16:20
- Tại sao phải vội vã đóng cửa Triển lãm về Cải cách ruộng đất? - 12/09/2014 20:53
- Mặt Trái Của Một Bức Tranh Thêu - 12/09/2014 20:42
- Chủ nghĩa dối trá và lừa gạt - 09/09/2014 00:33
- Sài Gòn và Hà Nội - 09/09/2014 00:30
- Câu chuyện cái đũa - 07/09/2014 18:55
- Quyền được biết - 07/09/2014 00:36
- Bọn móc đống rác - 07/09/2014 00:32
Các tin khác
- Ôi, sao mà lắm 'diva' đến thế! Nhưng...'diva' là gì? - 04/09/2014 16:21
- Đưa Người Ta Không Đưa Sang Sông - 03/09/2014 16:30
- Chuyện lãnh đạo Cộng sản chữa bệnh - 02/09/2014 19:49
- Chuyện Anh Bốn Thôi & Chị Phạm Thị Lành - 02/09/2014 17:20
- Chuyến công du thuần phục! - 02/09/2014 17:04
- Thói quen liên tưởng - 02/09/2014 16:26
- Bác sống mãi trong quần - 02/09/2014 15:56
- Phiên toà khởi đầu và kết thúc trong bạo lực - 28/08/2014 01:30
- Những con chó trung thành của chủ Bắc Kinh - 28/08/2014 00:29
- Phiên toà và những thằng điên - 26/08/2014 15:23