Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mười một nước Thái Bình Dương ký hiệp định TPP không có Mỹ

trade-tpp-chile-protest


Một số người phản đối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chilê, ngày 07/03/2018.
REUTERS/Ivan Alvarado

Ngày 08/03/2018, 11 nước hai bờ Thái Bình Dương ký tại Chilê Hiệp định Tự do Mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP mới, một năm sau khi tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định này.

Hiệp định mới, mà kể từ nay mang tên là Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), bao gồm gần như toàn bộ các điều khoản của hiệp định TPP cũ, chỉ không có phần nói về sở hữu trí tuệ mà Washhington trước đây đã đòi phải đưa vào hiệp định.

Với việc ký kết CPTPP ngày 08/03 ở Chilê, các nước Úc, Brunei, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mêhicô, New Zealand, Peru,Singapore và Việt Nam gởi một thông điệp đến ông Donald Trump, vị tổng thống chủ trương bảo hộ mậu dịch.

Do chính Hoa Kỳ đề xướng và được ký vào tháng 02/2016 dưới thời tổng thống Barack Obama, sau nhiều năm thương lượng gay go, hiệp định TPP trên nguyên tắc bao gồm 40% GDP toàn cầu và 25% trao đổi mậu dịch thế giới.

Nhưng TPP tưởng đã bị chết yểu, sau khi tổng thống Donald Trump vừa lên cầm quyền tháng 01/2017, đã tuyên bố rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định này, vì cho rằng TPP gây tác hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến việc làm của người lao động Mỹ.

Mặc dù TPP thiếu Hoa Kỳ, cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, Nhật Bản đã nhất quyết thực hiện cho bằng được dự án này, vì Tokyo buộc phải thúc đẩy trao đổi mậu dịch với các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh của đối thủ Trung Quốc.
Tuy nhiên, do không có sự tham gia của Hoa Kỳ, hiệp định CPTPP có tầm mức hạn chế hơn nhiều, vì chỉ bao gồm 18% GDP toàn cầu, với một thị trường khoảng hơn 500 triệu người.

CPTPP sẽ có hiệu lực sau khi được ít nhất 6 trong số  11 nước thành viên phê chuẩn.

Switch mode views: