Ấn-Nhật gia tăng hợp tác an ninh - quốc phòng
- Thứ Sáu, 15 tháng Chín năm 2017 18:36
- Tác Giả: Trọng Thành
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi nói chuyện trong chuyến viếng thăm thảo am của cố lãnh tụ Ấn Độ Gandhi, ở Ahmedabad, 13/09/2017.
REUTERS/Amit Dave
Hôm qua, 14/09/2017, trong ngày cuối cùng của chuyến công du Ấn Độ, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi đã ký kết một bản tuyên bố chung, nhằm siết chặt hợp tác nhiều mặt, trong đó đặc biệt là thúc đẩy các quan hệ an ninh, quốc phòng.
Báo chí Ấn Độ cho biết, trong bản tuyên bố chung, vấn đề tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng được đặt lên vị trí số một.
Lãnh đạo hai nước chủ trương thúc đẩy nhiều hợp tác trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng, tuần duyên, tác chiến trên biển, bao gồm tàu chống ngầm.
Việc chuẩn bị chuyển giao thủy phi cơ tuần tra US-2 của Nhật Bản cho Ấn Độ là một biểu tượng của quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực này.
New Delhi và Tokyo cũng dự kiến thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ lưỡng dụng, dân sự-quân sự.
Tuyên bố song phương Ấn - Nhật có mục tiêu chính là nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ hòa bình tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương (Indo-Pacific region), trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các tranh chấp được giải quyết bằng thương lượng, trong đó ASEAN được coi là đối tác hàng đầu.
Khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương (bao gồm vùng biển nhiệt đới tây và trung Thái Bình Dương, vùng biển bắc Ấn Độ Dương, và các vùng biển khác nối liền hai vùng biển nói trên) trở thành trọng tâm trong hợp tác giữa Nhật Bản và Ấn Độ trong vài năm trở lại đây.
Hợp tác tại khu vực này là trọng tâm trong hai “Chiến lược Hướng Đông” của New Delhi và “chiến lược vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do” của Tokyo.
Hành Lang Tăng Trưởng Á-Phi (Asia-Africa Growth Corridor), mà Nhật Bản và Ấn Độ khởi sự từ đầu mùa hè năm nay, được coi là một trong các phương tiện để đối trọng với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc, đặc biệt với dự án Một Vành Đai, Một Con Đường (OBOR), mà Bắc Kinh đang cổ vũ.
Cuộc thượng đỉnh thường niên Ấn-Nhật năm nay diễn ra chỉ ít ngày sau cuộc đối đầu quân sự kéo dài giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại vùng ngã ba biên giới Doklam, tạm lắng hồi cuối tháng 8.
Tin mới
- Nhạc bolero lời Việt : Cũng là trăm năm - 17/09/2017 20:16
- Quân đội Philippines chiếm bộ chỉ huy thánh chiến ở Marawi - 17/09/2017 19:43
- Rohingya : Quân đội Miến Điện kêu gọi « đoàn kết » chống áp lực quốc tế - 17/09/2017 19:33
- Khủng bố tại Luân Đôn : Anh nâng mức báo động tối đa - 17/09/2017 01:45
- Canada-Châu Âu-Trung Quốc thúc đẩy thỏa thuận khí hậu - 16/09/2017 17:51
- Bắc Kinh phản đối Nhật đầu tư vào Đông Bắc Ấn Độ - 16/09/2017 14:29
- Bangladesh tố cáo Miến Điện xâm phạm không phận - 16/09/2017 14:23
- Kim Jong Un tuyên bố sắp nắm trong tay vũ khí nguyên tử - 16/09/2017 14:18
- Thỏa thuận mậu dịch Việt Nam – Châu Âu "tùy thuộc vào nhân quyền" - 16/09/2017 14:10
- Campuchia: nước xuất cảng gạo sạch, chất lượng cao hàng đầu thế giới. - 16/09/2017 00:04
Các tin khác
- Cam Bốt ngưng tìm kiếm thi hài lính Mỹ - 15/09/2017 18:04
- Ân Xá Quốc Tế cáo buộc quân đội Miến Điện sát hại người Rohingya - 15/09/2017 17:58
- Bắc Kinh cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng, dù không muốn chế độ này sụp đổ - 15/09/2017 16:25
- Quốc tế lên án Bắc Triều Tiên về vụ thử tên lửa - 15/09/2017 16:12
- Siêu bão Harvey vừa tan, xuất hiện đàn muỗi hàng triệu con "xâm chiếm" Texas - 14/09/2017 22:54
- Nga biểu dương sức mạnh tại cửa ngõ Liên Hiệp Châu Âu - 14/09/2017 21:24
- Tây Ban Nha : 700 thị trưởng vùng Catalunya bị dọa bắt giữ - 14/09/2017 21:15
- Vì sao NATO lo lắng cuộc tập trận Zapad 2017 của Nga ? - 14/09/2017 21:08
- Paris chính thức đăng cai JO 2024 sau một thế kỷ chờ đợi - 14/09/2017 20:55
- Tàu ngầm Trung Quốc lần thứ hai đến thăm Malaysia - 14/09/2017 19:53