Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bị Trung Quốc đe dọa, Việt Nam ngừng dự án dầu khí ở Biển Đông

Repsol- Madrid

Một trạm xăng của Repsol ở Madrid. Ảnh chụp ngy 13/07/2012.
AFP PHOTO/ DOMINIQUE FAGET

Theo nguồn tin báo chí, dường như Việt Nam đã dừng các hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng có tranh chấp ở Biển Đông, do bị Trung Quốc đe dọa.

Một nguồn tin từ ngành công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Á nói với BBC là công ty Repsol của Tây Ban Nha, đang thực hiện dự án này, đã được lệnh rời khỏi khu vực.

BBC, hãng thông tấn duy nhất đưa ra thông tin này, cho biết là các động thái nói trên trùng hợp với nguồn tin ngoại giao Việt Nam.

Theo tin từ ngành dầu, vào tuần trước, chính phủ Việt Nam nói với Repsol rằng Trung Quốc đe dọa tấn công các cơ sở của Việt Nam tại vùng quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam không cho ngừng các hoạt động thăm dò.

Vào tháng trước, công ty Talisman-Vietnam, một chi nhánh của Repsol, bắt đầu các hoạt động thăm dò tại lô 136-03, cách bờ biển Việt Nam khoảng 400 hải lý.
Trung Quốc gọi vùng này là Vạn An Bắc 21 (Wan-an Bei) và cũng cho phép một công ty thăm dò.
Có thông tin nói là đó công ty Brightoil, nhưng doanh nghiệp này đã cải chính.

Hồi đầu tháng Bẩy, theo nhiều nguồn tin, việc Hà Nội cho phép thăm dò tại lô 136-03 ở Biển Đông dường như đã làm cho quan hệ Việt-Trung căng thẳng và có thể đây lý do tướng Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Chang Long), đã rút ngắn chuyến công du Việt Nam hồi cuối tháng Sáu và hai nước đã hủy bỏ chương trình giao lưu quốc phòng biên giới.

Vẫn liên quan đến Biển Đông, Trung Quốc vừa khai trương một rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc.

Theo báo South China Morning Post, truyền thông Trung Quốc hôm qua, đưa tin là rạp chiếu phim « Ẩn Long Tàng Tam Sa », của tập đoàn truyền thông Hải Nam, đã khai trương hôm thứ Bẩy, 22/07 để phục vụ cho khoảng 200 người dân và binh sĩ sống trên đảo này.

Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa hồi tháng Giêng 1974, lúc đó do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý.

Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trên các đảo để khuyến khích người dân ra sinh sống tại các vùng có tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời, Bắc Kinh cũng tiến hành bồi đắp các đảo nhân tạo để xây dựng các cơ sở quân sự, hậu cần, nhằm tăng cường kiểm soát có khu vực các tranh chấp với các nước khác.


Switch mode views: