Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nước biển dâng cao : Băng đảo Groenland chịu trách nhiệm tới 25%

groenland

Xứ sở băng giá Groenland đang tan, do Trái đất bị hâm nóng.
Ảnh chụp ledevoir.com

Trái đất bị hâm nóng khiến nước biển dâng là điều ngày càng được công nhận.
Tuy nhiên, những nguồn nước nào chịu trách nhiệm chính?

Một nghiên cứu mới đây khẳng định băng đảo Groenland, chịu trách nhiệm tới 25% tổng mức nước dâng.
Số liệu mới này khiến các nhà khoa học lo ngại nước biển sẽ dâng nhanh hơn rất nhiều so với dự kiến.

Thêm hàng trăm triệu cư dân ven biển sẽ phải đối mặt với các thảm họa nhãn tiền.

Theo AFP hôm qua, 26/06/2017, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climat Change khẳng định băng hà tại Groenland hay Greenland ở Bắc Cực, thuộc lãnh thổ Đan Mạch, là một “thủ phạm” chính.

Nghiên cứu trên Nature Climat Change chỉ ra là mức nước biển dâng năm 2014 nhanh gấp rưỡi so với năm 1993 (3,3 mm/năm so với 2,2 mm/năm), trong khi đó phần nước do băng Groenland “đóng góp” là 25%, tức gấp năm lần so với cách đây 20 năm.

    Đọc thêm: Biến đổi khí hậu tác động đến đại dương gây thiệt hại 2.000 tỷ đô la/năm

Theo giáo sư vật lý đại dương Peter Wadhams, đại học Oxford, các kết luận nói trên là “quan trọng”, bởi cho đến nay các nghiên cứu của Giec (Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu), mức tăng của nước biển từ đây đến cuối thế kỷ chỉ là từ 60cm đến 90cm.

Các tính toán của Giec dựa trên ước tính nước biển tăng đều đặn, trong khi đó theo nghiên cứu nói trên, tốc độ nước biển dâng đang trên đà tăng vọt hiện nay, do tốc độ tăng đột biến của Groenland và Nam Cực.
Vẫn theo chuyên gia đại học Oxford, chỉ riêng Groenland nếu tan hết, cũng đã đủ khiến bề mặt đại dương cao thêm 7 mét.

Kết luận về vai trò đặc biệt lớn của băng đảo Groenland trong việc nước biển dâng khiến giới khoa học phải thực sự xem xét lại nhiều giả thuyết tương đối “lạc quan” lâu nay.

Nghiên cứu vừa được công bố mang lại một điểm quan trọng thứ hai.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phối hợp hai phương pháp vốn vẫn được áp dụng riêng rẽ.

Phương pháp thứ nhất là phối hợp ba yếu tố, độ giãn nở của đại dương, biến đổi của nước dự trữ trên đất liền và băng tan.
Phương pháp thứ hai là dựa trên đo lường từ vệ tinh, cụ thể là khoảng cách giữa vệ tinh và mặt biển.

Trước nghiên cứu này, các đo lường từ vệ tinh rất ít chỉ ra được sự biến đổi của mực nước biển.

Switch mode views: