Thông điệp cứng rắn của Mỹ gởi châu Âu : Chi nhiều hơn cho quốc phòng
- Thứ Sáu, 31 tháng Ba năm 2017 18:25
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái ) và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ( phải ) tại Bruxelles ngày 31/03/2017.
EMMANUEL DUNAND / AFP
Tại hội nghị đầu tiên của ông với các đồng nhiệm còn lại trong khối NATO vào hôm nay, 31/03/2017, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã nhấn mạnh đến nhu cầu của Liên Minh là phải có đủ « nguồn lực, tài chánh cũng như những phương tiện khác », để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình.
Dấu nhấn đặt trên từ tài chánh chính là thông điệp quan trọng nhất mà chính quyền Donald Trump gởi đến các đồng minh, chủ yếu là châu Âu trong NATO.
Thông điệp cứng rắn của Mỹ gởi châu Âu: Phải chi phí nhiều hơn cho quốc phòng, và tối thiểu là thực hiện cam kết dành 2% GDP cho chi tiêu quân sự.
Tại Bruxelles, trước mặt ngoại trưởng của 27 thành viên còn lại trong NATO, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã tuyên bố :
« Các đồng minh nào chưa có chương trình cụ thể để dành 2% GDP cho quốc phòng từ nay cho đến năm 2024 phải đưa ra kế hoạch ngay từ bây giờ. Còn những ai đã có chương trình, thì cần phải đẩy mạnh nỗ lực của mình và tạo ra kết quả ».
Theo nhận định của hãng tin Anh Reuters, tuyên bố này của ông Tillerson giống như một lời đe dọa, theo đó Hoa Kỳ sẽ chỉ yểm trợ về quân sự cho quốc gia thành viên nào tôn trọng cam kết chung là có một ngân sách quốc phòng tương đương với 2% GDP của họ.
Phải nói là yêu cầu của Mỹ có phần hợp lý, vì lẽ cho đến nay, trong 28 quốc gia khối NATO, Hoa Kỳ là nước phải gánh vác đến 68% tổng chi phí quốc phòng của toàn khối.
Trong nhiều năm qua, và dĩ nhiên là ngay cả trước khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền ở Washington, chính phủ Mỹ vẫn luôn luôn phàn nàn về sự mất cân đối trong việc chi phí cho cơ cấu chung là NATO, với Hoa Kỳ phải gánh vác một phần quá nặng so với các đồng minh châu Âu.
Yêu cầu 2% GDP mà ông Tillerson nêu bật cũng chính là đòi hỏi của các chính quyền Mỹ tiền nhiệm.
Trước sự thúc ép của Mỹ, nhân một hội nghị thượng đỉnh NATO tại xứ Wales (Vương Quốc Anh) vào năm 2014, các nước châu Âu đã cam kết đạt được mục tiêu này trong thời hạn 10 năm.
Thế nhưng tính đến năm ngoái 2016, chỉ có 4 quốc gia châu Âu là đạt yêu cầu : Hy Lạp, 2,38%, Anh Quốc, 2,21%, Estonia, 2,16%, và Ba Lan, 2%.
Trong số các nước còn lại chưa đạt yêu cầu, Pháp đứng đầu danh sách với 1,78%, theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ với 1,56%, kế đến là Na Uy, 1,54%.
Nước Đức, cường quốc châu Âu cũng chỉ dành 1,19% GDP của mình cho quốc phòng.
Việc châu Âu chi phí ít cho quốc phòng phải chăng đã có một hệ quả trông thấy : NATO hầu như phải dựa hoàn toàn vào Mỹ trong các lãnh vực như phương tiện tình báo, giám sát, do thám, cũng như khi cần chuyển quân nhanh chóng, tiếp liệu trên không.
Bên cạnh đó, châu Âu cũng phải dựa vào Hoa Kỳ trong lãnh vực chống tên lửa đạn đạo hay tiến hành chiến tranh điện tử trên không.
Trước những lời chỉ trích hợp lý của Mỹ, các nước châu Âu đã cố bổ khuyết.
Trong cuộc họp báo ngày 30/03, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ghi nhận rằng riêng trong năm ngoái, ngân sách quốc phòng các nước châu Âu đã tăng bình quân 3,8%.
Ngoài ra, NATO cũng đang nghĩ đến phương án buộc tất cả các nước thành viên thông qua những « kế hoạch quốc gia » mang tính chất ràng buộc để tăng đầu tư quân sự.
Tin mới
- Trung Quốc khánh thành 7 vùng tự do mậu dịch mới - 02/04/2017 21:34
- Sắc luật bảo hộ mậu dịch của Donald Trump bị lên án - 02/04/2017 21:27
- Philippines : Tầu khu trục Mỹ đến Subic khẳng định lịch sử quan hệ đối tác - 02/04/2017 21:02
- Trung Quốc : 3 quan điểm đối phó với Bắc Triều Tiên - 01/04/2017 18:35
- Phe nổi dậy cộng sản Philippines đồng ý thảo luận ngưng bắn - 01/04/2017 18:14
- Bắc Triều Tiên : Hoa Kỳ ban hành các biện pháp trừng phạt mới - 01/04/2017 18:08
- Đài Loan muốn hợp tác với Philippines, tham gia đối thoại về Biển Đông - 01/04/2017 18:02
- Miến Điện : Bầu cử mang tính trắc nghiệm cho uy tín của Aung San Suu Kyi - 01/04/2017 17:56
- Tổng thống Trump xem xét việc đến Việt Nam dự APEC - 01/04/2017 14:55
- Tại hội nghị ngoại trưởng NATO, Mỹ tố cáo Nga “xâm lược” Ukraina - 31/03/2017 19:01
Các tin khác
- Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ gặp rắc rối - 31/03/2017 18:01
- Kiều dân Pháp tại Trung Quốc được kêu gọi cảnh giác - 31/03/2017 17:52
- Hàn Quốc : Cựu tổng thống Park Geun-hye bị bắt, đối lập hoan hỉ - 31/03/2017 17:31
- Bộ quy tắc COC sẽ do Trung Quốc sắp đặt ? - 31/03/2017 17:04
- Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa để hù dọa Việt Nam ? - 31/03/2017 16:29
- Du lịch Mỹ thiệt hại $18 tỷ vì sắc lệnh di trú của TT Trump - 31/03/2017 03:27
- CSVN: ‘Mỹ trao giải thưởng cho Mẹ Nấm là thiếu khách quan’ - 31/03/2017 03:20
- Ivanka Trump chính thức làm phụ tá cho cha - 31/03/2017 03:12
- Ngoại trưởng Mỹ công du Thổ Nhĩ Kỳ với trọng tâm là hồ sơ Syria - 31/03/2017 01:47
- Thủ tướng Đức Merkel không muốn có các cuộc đàm phán song song - 30/03/2017 23:22