Các nước Đông Nam Á tham khảo đối phó với làn sóng nhập cư
- Chúa Nhật, 17 tháng Năm năm 2015 19:31
- Tác Giả: RFI
Một tàu chở người nhập cư được tàu chiến Thái Lan kéo, gần đảo Koh Lipe, ngày 16/05/2015
REURTERS
Trước sức ép của quốc tế về thảm cảnh của thuyền nhân, hôm nay, 17/05/2015, Ngoại trưởng Malasyia thông báo sẽ gặp đồng nhiệm Indonesia vào ngày mai, 18/05, để thảo luận các biện pháp đối phó.
Giữa tuần, có thể là vào thứ Tư, 20/05, Ngoại trưởng Malaysia và Thái Lan cũng sẽ gặp nhau để bàn về hồ sơ này.
Trong những ngày qua, gần 3000 người nhập cư đã được cứu vớt hoặc bơi được vào bờ của ba nước nói trên, trong khi đó, hàng ngàn người khác dường như đang trôi dạt ở biển khơi, trên những con thuyền quá tải, thiếu nước và lương thực vì tuần duyên Malaysia, Indonesia tìm mọi cách xua đuổi họ.
Cuộc khủng hoảng nhân đạo này đang gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị giữa các nước Đông Nam Á.
Miến Điện, một trong những điểm xuất phát chính của làn sóng người nhập cư, lại đe dọa tẩy chay cuộc họp khu vực dự kiến vào ngày 29/05 để bàn về hồ sơ thuyền nhân.
Thái Lan đã có phản ứng và kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ nước này trong việc đón nhận tạm thời những người nhập cư.
Từ Bangkok, thông tín viên Arnaud Dubus tường trình :
« Việc Miến Điện đe dọa tẩy chay cuộc họp khu vực dự kiến vào ngày 29/05 tại Bangkok để xử lý cuộc khủng hoảng nhập cư đã gây bất ngờ đối với Thái Lan.
Chính quyền Bangkok dự tính tham khảo phối hợp giữa các nước trong khu vực để giải quyết vấn đề nhập cư đang trở nên cấp bách.
Hàng ngàn người Bangladesh và người Rohingya Miến Điện đang tìm cách tiếp cận bờ biển Thái Lan, Malasyia và Indonesia.
Thái Lan quan tâm đến việc giữ gìn quan hệ với nước láng giềng Miến Điện, mặc dù rõ ràng là cội nguồn của vấn đề hiện nay là việc trấn áp những người Rohingya ở Miến Điện.
Không còn cách nào khác, giới lãnh đạo Thái Lan đành phải đề nghị các tổ chức quốc tế giúp đỡ để đối phó với làn sóng nhập cư.
Lãnh đạo chính quyền quân sự Thái Lan cho biết là có thể lập các trại đón tiếp tạm thời người tỵ nạn trên lãnh thổ nước này, nhưng với điều kiện là cộng đồng quốc tế cung cấp tài chính.
Tướng Prayut Chan Ochan nhấn mạnh, các trại đón tiếp tạm thời này chỉ là một biện pháp khẩn cấp, bởi vì Thái Lan lo ngại là nếu duy trì thường xuyên các trại đón tiếp thì sẽ dẫn đến tình trạng người nhập cư ồ ạt kéo tới bờ biển Thái Lan ».
Tin mới
- Toyo có thể tấn công trả đũa Bình Nhưỡng - 19/05/2015 14:29
- NATO : Khủng bố Hồi giáo theo chân thuyền nhân xâm nhập Châu Âu - 18/05/2015 19:45
- Liên Hiệp Châu Âu huy động hải quân chống buôn người ở Địa Trung hải - 18/05/2015 19:36
- Hải quân Mêhicô vớt được trên biển 23 người Cuba chạy tỵ nạn - 18/05/2015 19:27
- Irak : Thành phố Ramadi rơi vào tay quân thánh chiến IS - 18/05/2015 19:08
- Pháp phản đối đề xuất hạn ngạch nhập cư - 18/05/2015 17:59
- Biểu tình bạo động ở Tứ Xuyên vì đường xe lửa - 18/05/2015 17:31
- Đối đầu Mỹ - Trung trên không phận Biển Đông - 18/05/2015 16:10
- Cam Bốt trục xuất nhà tại phiệt Nga Sergueï Polonski - 17/05/2015 19:53
- Ấn Độ và Mông Cổ đẩy mạnh hợp tác chiến lược - 17/05/2015 19:40
Các tin khác
- Tập Cận Bình đánh giá quan hệ Mỹ - Trung vẫn ổn định - 17/05/2015 19:19
- Tỷ phú người Việt có 1,8 tỷ USD ở Mỹ - 17/05/2015 19:04
- Ngân hàng Thế giới đặt mục tiêu một nền kinh tế ''không khí thải' - 17/05/2015 04:45
- Ai Cập : Cựu tổng thống Hồi giáo Morsi lãnh án tử hình - 17/05/2015 03:54
- Trung Quốc - Ấn Độ : Thỏa thuận hợp tác trị giá 22 tỷ đô la - 16/05/2015 18:39
- Chiến đấu cơ Anh chặn máy bay Nga - 16/05/2015 16:12
- Pháp đề nghị hủy hợp đồng đóng tàu Mistral, Nga không chấp nhận - 16/05/2015 14:29
- Miến Điện triển hạn thiết quân luật ở vùng sát biên giới Trung Quốc - 16/05/2015 14:21
- Công nghiệp buôn người tại Đông Nam Á - 16/05/2015 14:14
- EU kêu gọi đoàn kết để đối phó làn sóng di dân - 14/05/2015 23:25