Trung Quốc "không cho phép" đề cập đến Hồng Kông tại G20
- Thứ Ba, 25 tháng Sáu năm 2019 03:06
- Tác Giả: Thanh Hà
Người dân Hồng Kông tiếp tục biểu tình tại tòa tháp Revenue, khu trung tâm hành chính, ngày 24/06/2019.
REUTERS/Ann Wang
Trả lời báo chí ngày 24/06/2019 tại Bắc Kinh, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc, ông Trương Quân (Zhang Jun), xác định, Hồng Kông sẽ "không được đem ra thảo luận" tại thượng đỉnh G20, tổ chức tại Nhật Bản cuối tuần này.
Lý do : lãnh thổ này thuộc phạm trù "công việc nội bộ" của Trung Quốc.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từng ủng hộ phong trào phản kháng chống dự luật dẫn độ của Hồng Kông.
Trong tuần qua, ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo cho biết Hồng Kông sẽ là đề tài được lãnh đạo Nhà Trắng đề cập với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân buộc họp song phương bên lề thượng đỉnh G20 mở ra trong hai ngày 28-29/06/2019 tại Osaka, Nhật Bản.
Tuy nhiên trong cuộc họp báo sáng 24/06, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc đã bác bỏ khả năng Hồng Kông trở thành một trong những đề tài tại Osaka.
Quan chức này giải thích thứ nhất, G20 là một diễn đàn tập trung vào các vấn đề kinh tế toàn cầu, thứ hai là ông Tập Cận Bình và Donald Trump đồng ý sẽ thảo luận về vấn đề thương mại Mỹ-Trung.
Sau cùng, quan chức này nhấn mạnh : "Hồng Kông thuần túy thuộc về công việc nội bộ của Trung Quốc và không một quốc gia ngoại quốc nào có quyền can thiệp".
Trưởng đặc khu Hồng Kông ngày càng bị cô lập
Còn tại Hồng Kông, các nhóm biểu tình trong những tuần qua phản đối luật dẫn độ, hôm 24/06 cho biết có kế hoạch lại ồ ạt xuống đường vào ngày 26/06, tức hai ngày trước khi thượng đỉnh G20, để thu hút chú ý của công luận quốc tế.
Tiếp theo đó, một cuộc biểu dương lực lượng quy mô thứ nhì sẽ được tổ chức vào ngày 01/07/2019.
Về phía lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, ngày càng bị cô lập trên chính trường. Thông tín viên Florence de Changy gửi về bài tường trình :
"Chẳng còn mấy ai tại Hồng Kông ủng hộ dự luật dẫn độ do bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đề xuất, một dự luật đã gây xáo trộn trong công luận Hồng Kông từ nhiều tuần qua.
Đảng phái chính trị lớn nhất tại đặc khu hành chính này, đảng DAB, đôi khi bị coi là cánh tay nối dài của Bắc Kinh tại Hồng Kông, tối qua (23/06), chính thức thông báo sẽ không chống đối Lâm Trịnh Nguyệt Nga nếu như bà rút lại dự luật dẫn độ.
Chính quyền Hồng Kông từ hôm 15/06 đã tuyên bố đình chỉ dự luật gây nhiều tranh cãi này.
Nhưng ngày hôm sau, hơn 2 triệu dân Hồng K ông trong trang phục mầu đen vẫn tuần hành đòi hủy bỏ toàn bộ văn bản nói trên.
Trả lời đài truyền hình, lãnh đạo đảng DAB, Lý Tuệ Quỳnh (Starry Lee) cho biết:
Nếu chính quyền cho rằng việc hủy bỏ dự luật nói trên cho phép duy trì đoàn kết trong xã hội, tôi cho rằng, đảng viên của DAB hiểu được điều đó.
Bà nói thêm rằng quyết định đình chỉ dự luật đã gây nên tình trạng không rõ ràng và không thích hợp, một sự khẳng định tương đối công khai thái độ không ủng hộ bà trưởng đặc khu và cũng là một lời kêu gọi rõ ràng cần khẩn trương khép lại cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này, hai ngày trước khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Osaka dự thượng đỉnh G20 và vài tháng trước một cuộc bầu cử cấp địa phương.
Có rất nhiều khả năng cử tri Hồng Kông dùng lá phiếu trừng phạt các đảng phái chính trị Hồng Kông thân Bắc Kinh, nghĩa là phe đa số đã đứng về phía bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong cuộc khủng hoảng này".
Tin mới
- Thương mại : Trump dọa áp thuế Việt Nam - 27/06/2019 15:27
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 26-6-2019 - 26/06/2019 22:49
- Căng thẳng Mỹ-Iran : Thử giải mã ý đồ của hai bên - 26/06/2019 19:01
- Đồ vật kết nối internet : « Gián điệp » trong nhà - 26/06/2019 16:44
- Chuyên gia Ấn Độ: Bắc Kinh dùng dân quân biển để gây rối ở Biển Đông - 26/06/2019 16:28
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 25-6-2019 - 26/06/2019 03:37
- Donald Trump mở rộng mặt trận chống Trung Quốc - 26/06/2019 03:22
- Công nghệ cao : Thế giới kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc - 26/06/2019 03:06
- Mỹ trừng phạt lãnh đạo tối cao Iran - 25/06/2019 14:18
- Mỹ-Iran : Tổng thống Trump đủ tỉnh táo thoát “bẫy” chiến tranh? - 25/06/2019 03:51
Các tin khác
- Phê chuẩn Công ước 98, Việt Nam phải sửa Luật Công đoàn - 25/06/2019 02:51
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 24-6-2019 - 24/06/2019 19:06
- Indonesia, đồng minh bất ngờ của Trung Quốc về Tân Cương - 24/06/2019 18:38
- Mỹ, Nga, Israel lần đầu tiên họp ba bên về tình hình Trung Đông - 24/06/2019 17:18
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 22-6-2019 - 24/06/2019 02:59
- Mỹ-Iran : Washington tiến hành «biện pháp trừng phạt mới » kể từ thứ Hai - 24/06/2019 01:42
- Cam Bốt : Một tòa nhà do Trung Quốc xây sụp đổ, ít nhất 18 người chết - 24/06/2019 01:27
- ASEAN loan báo đạt « tiến bộ » về RCEP, dự án mậu dịch với Trung Quốc - 23/06/2019 17:58
- Báo cáo Úc: Văn minh nhân loại lụi tàn năm 2050 - 22/06/2019 14:53
- ASEAN họp thượng đỉnh với trọng tâm là thương mại - 22/06/2019 14:23