Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Pakistan bàn giao cảng chiến lược cho Trung Quốc


(Dân trí) – Pakistan và Trung Quốc đã chính thức ký thoả thuận chuyển giao quyền quản lý hoạt động cảng chiến lược Gwadar của Pakistan cho Trung Quốc, động thái mở đường cho Bắc Kinh thiết lập căn cứ quân sự tiềm tàng ở khu vực Nam Á.
Cang-Gwadar Pakistan

 

Cảng nước sâu Gwadar có vị trí chiến lược đối với Trung Quốc.

 

Lễ ký diễn ra ngày hôm qua giữa đại diện cảng Gwadar và Công ty điều hành cảng hải ngoại Trung Quốc (OPHL) giữa sự theo dõi chặt chẽ của Ấn Độ, nước hiện đang theo dõi chặt chẽ nhất động thái hợp tác an ninh chiến lược này.

“Hợp đồng điều hành cảng Gwadar đã chính thức được trao cho Trung Quốc, mở ra những cơ hội mới cho chúng ta và tạo ra những động lực mới cho quan hệ song phương Pakistan-Trung Quốc”, Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari tuyên bố trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp.

Tổng thống Ali Zarda cho rằng việc chuyển giao quyền quản lý cảng Gwadar cho Trung Quốc sẽ giúp hai nước gắn chặt các mục tiêu hợp tác chính trị với hợp tác kinh tế.

Theo thoả thuận được ký, cảng chiến lược nước sâu Gwadar sẽ thuộc quyền quản lý của công ty OPHL và mọi lợi nhuận thu được từ các hoạt động của cảng này sẽ được hai bên chia theo tỷ lệ quy ước.

Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển hành lang thương mại nối Khu tự trị Tân Cương tới khu vực Trung Đông đi qua cảng Gwadar, nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước và trong khu vực.

Thương vụ chuyển giao này cho thấy mối quan hệ ngày càng bền chặt giữa Pakistan và Trung Quốc, những cũng đồng thời gây quan ngại lớn cho quốc gia láng giềng chung là Ấn Độ.

Cảng Gwadar có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc vì khoảng 60% lượng dầu thô Bắc Kinh nhập khẩu từ các nước vùng Vịnh đi qua khu vực gần cảng Gwadar. Ngoài ra, theo giới chuyên gia, thỏa thuận trên sẽ giúp Trung Quốc rút ngắn hàng nghìn km quãng đường vận chuyển dầu khí mà nước này nhập từ châu Phi và Trung Đông.


Switch mode views: