Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Phi hành gia có thể sinh sống trên sao Hỏa

Thiết bị thăm dò tự hành sao Hỏa – Curiosity của NASA đã phát hiện thấy lượng bức xạ trên bề mặt hành tinh Đỏ tương đương với khu vực quỹ đạo thấp của Trái đất – nơi các phi hành gia đang sống và nghiên cứu trên trạm ISS.

curiosity tauthamhiemsaohoa

 


Tàu thám hiểm sao Hỏa tự hành Curiosity

 

Kể từ thời điểm đặt chân lên bề mặt sao Hỏa hồi tháng 8, thiết bị phát hiện đo đạc bức xạ của tàu Curiosity (RAD) đã tiến hành tính toán lượng bức xạ trong không khí sau đó so sánh với mức bức xạ mà các phi hành gia trên Trạm vũ trụ ISS đo được.

Kết quả cho thấy lượng bức xạ trên bề mặt sao Hỏa chỉ bằng một nửa so với mức bức xạ mà tàu Curiosity đã trải qua trong hành trình chu du tới hành tinh Đỏ kéo dài 9 tháng, nhưng lại tương đương với mức bức xạ tại trạm ISS.

“Chắc chắn, các phi hành gia có thể sống trong môi trường sao Hỏa”, nhà khoa học Don Hassler thuộc Viện Nghiên cứu Tây Nam tại Boulder (Mỹ) nhận định.

Thiết bị RAD có nhiệm vụ phân tích môi trường phóng xạ trên sao Hỏa nhằm giúp các nhà nghiên cứu đánh giá sự sống cổ xưa cũng như tìm kiếm những dấu hiệu của sự sống hiện tại trên hành tinh Đỏ, đồng thời mở hướng xây dựng những sứ mệnh đưa phi hành gia đặt chân lên sao Hỏa trong tương lai. 

Mặc dù, khí quyển của sao Hỏa chỉ dày bằng 1% so với Trái đất, nhưng vẫn có khả năng ngăn các hạt vũ trụ có tốc độ di chuyển nhanh và độc hại.

Ngoài ra, thiết bị RAD còn phát hiện nồng độ bức xạ trên sao Hỏa tăng hoặc giảm từ 3 - 5% mỗi ngày, tương ứng với sự tốc độ tăng hoặc giảm độ dày của bầu khí quyển.

Theo ông Hassler, những kết quả đo mức phóng xạ từ RAD mới trong giai đoạn ban đầu bởi tàu tự hành Curiosity mới chỉ hoạt động trên sao Hỏa có 3 tháng – khoảng thời gian quá ngắn trong sứ mệnh kéo dài 2 năm.

Số liệu chính thức về việc phi hành gia có thể sống sót khi đặt chân lên sao Hỏa phụ thuộc vào những tính toán về tổng mức phóng xạ mà các phi hành gia sẽ phải hứng chịu khi thực hiện nhiệm vụ thám hiểm hành tinh Đỏ gồm thời gian tới, hoạt động trên bề mặt sao Hỏa và quay trở về Trái đất.

RAD chỉ là 1 trong số 10 thiết bị khoa học được tàu Curiosity mang theo nhằm chứng minh hành tinh Đỏ có đầy đủ điều kiện hỗ trợ sự sống cho vi khuẩn.

Trong thời gian hoạt động 3 tháng trên bề mặt sao Hỏa, tàu Curiosity đã phát hiện được nhiều bí ẩn thú vị trong bầu khí quyển của hành tinh này bao gồm hướng gió và những thay đổi hàng ngày trong độ dày của bầu khí quyển.

Switch mode views: