Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tháng Tư Đen và Những Trái Tim Cạn Máu


hihoa 304

1.- Tháng Tư Đen, Ngày Quốc Hận, một tên gọi chính xác

30 tháng 4, ngày Quốc Hận là một ngày tượng trưng cho mọi nổi đau thương cho toàn dân Miền Nam vì ngày đó là thời điểm cuối cùng của ngày chúng ta hoàn toàn bị mất nước.

Trước đó, kể từ khi Ban Mê Thuột thất thủ(17/3/75), kéo theo sự tan vỡ trên Liên Tỉnh lộ 7B và những cuộc lui quân trên Quân I, Quân Khu II, rồi Quân Khu III và cuối cùng là Sai Gòn thất thủ vào ngày 30/4/1975, mỗi thảm trạng dai dẳng liên tiếp đó đều diễn ra dưới những bầu trời hỏa lực, đạn pháo của Việt cộng bắn trực xạ một cách dã man vào đoàn người di tản, đa số là đám thường dân vô tội, bồng bế nhau chạy loạn mà phải bị bộ đội bắn giết một cách thảm thương, thây chết như rạ, máu chảy ngập đường, ngập cả ruộng lúa, nương khoai.

Hãy nghe một đoạn điệp khúc trong bản nhạc Vuốt Mặt do Ban Văn Nghệ của Tổng Cục Chính Huấn Việt Nam Cộng Hòa trình bày như sau, đã diễn tả thật đúng với hoàn cảnh dân chạy loạn trong lúc đó:

   Ô hay! Ô hay!
  Chiến tích giải phóng hòa bình của Cộng nô bán nước,
  Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
  Người hãy nhìn chân tay xương máu của dân mình
  Người hãy nhìn trên con đê phơi xác chết anh em
  Người hãy nhìn trên con sông trôi xác chết dật dờ,
  Trên gốc rạ, trên luống, trên cây,
  Trên nấm mộ, trên sắn, trên khoai

Con đường dân quân chạy loạn từ Trị Thiên vào Huế, rồi từ Huế kéo về Đà Nẵng, từ Đà Nẵng đổ xuôi về Nam cho đến ngày 30/4/1975 Sai Gòn thất thủ, thảm trạng con người bị chết dưới họng súng và hỏa tiễn của Việt cộng thật không biết bao nhiêu mà kể, chỉ riêng con đường Liên Tỉnh lộ 7B dài khoảng 100Km, đoàn quân 20 ngàn người của Quân Khu II về được tới Tuy Hòa chỉ còn có 5 ngàn, và khoảng 200 ngàn thường dân vô tội chạy theo đoàn quân, về đến đây chỉ còn khoảng 40 ngàn.
Xem như vậy đủ thấy rõ sự tàn phá quê hương, giết hại đồng bào của bạo quyền Việt cộng dã man và tàn bạo đến mức độ khủng khiếp như thế nào mà từ ngày Tổ Tiên chúng ta đứng ra lập quốc cho đến ngày Hồ Chí Minh thành lập đảng Cộng sản, hơn bốn ngàn năm lịch sử, thật chưa hề nghe thấy có một lần nào xảy ra.

Chọn tháng 4 năm 1975 là Tháng 4 Đen, một tên gọi rút gọn thời gian nhưng thật rõ nghĩa, bất khả thay thế vì lẽ không còn danh từ nào khác có thể chính xác hơn được, vì suốt cả tháng đó đã xảy ra vô số những biến cố đau thương dồn dập cho đến ngày mất nước, và chọn ngày 30/4 là Ngày Quốc Hận để làm biểu tượng, nhưng suốt cả tháng 4, ngày nào cũng đều là ngày đau thương của dân tộc.
Chúng ta cùng làm lễ tưởng niệm để ghi nhớ , để nhắc lại, để khắc ghi trong lòng là: Vì sao ta phải bỏ nước ra đi? Vì sao mà chính bản thân ta và biết bao nhiêu chiến hữu của ta, thân nhân của ta đã phải bị nhục hình một cách vô lý trong ngục tù Cộng sản và rất nhiều anh chị em chiến hữu thân yêu của ta đã bị giết chết trong đó dưới những đòn thù ngày đêm của bạo quyền Việt cộng, Vì sao mà biết bao nhiêu gia đình của nhân dân Miền Nam phải tan nhà, nát cửa, phân ly? Vì sao? Vì sao? và Vì sao?

2.- Vết thương lòng không phai

Ngày 30 tháng 4 năm nay (2017) là đúng 42 năm chúng ta mất nước và cũng là đúng 42 lần chúng ta cùng nhau nhắc nhở để không thể quên được những vết thương lòng đầy đau thương và hận tủi của dân tộc, đã bị nhuộm đỏ trước làn sóng xâm lăng của bọn người Cộng sản.

Bị xâm lăng thì dĩ nhiên đã là một đau thương, nhưng rất hận tủi vì lũ người xâm lăng lại  chính là những kẻ mang cùng dòng máu với chúng ta nhưng lại mệnh danh là Việt Cộng- một loài quỹ đỏ giết người- một thứ tay sai của bọn vô thần, tàn bạo của nhân loại là Cộng sản quốc tế dưới sự lãnh đạo chuyền tay từ Liên Sô trước kia và ngày nay là Trung Cộng.

a.- Tổ chức 30 tháng 4 để chúng ta cùng nhớ lại những nổi đau thương của đất nước mà mặc dầu cho đến ngày nay  những kẻ trong cuộc đã vâng lệnh các quan thầy Liên-sô, Trung cộng xua quân nhuộm đỏ quê hương Việt Nam, tàn sát đồng bào không gớm tay như những Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Xuân Thủy, v.v…đều đã chết hết, xương đã tàn, cốt đã rụi, nhưng di sản đau thương mà họ để lại cho dân tộc vẫn còn nguyên vẹn với những đám đàn em của chúng như Lê Khả Phiêu, Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, v.v…tiếp nối nhau  làm cho xã hội Việt Nam gia tăng thêm đủ mọi thứ tệ hại, ngày xưa thế nào, ngày nay bọn chúng vẫn thế, vẫn với quốc sách tham nhũng, vẫn tổ chức buôn bán phụ nữ và trẻ em, vẫn đàn áp Tôn Giáo, vẫn cướp đất, cướp ruộng vườn của dân để kinh doanh trục lợi, đàn áp thẳng tay người dân khiếu kiện, những người bất đồng chính kiến , những người biểu tình chống ô nhiễm môi sinh như  Formosa…và đặc biệt đàn áp thẳng tay những tổ chức, những cá nhân nào dám xúc phạm đến các quan thầy Đại Hán của chúng, và điều tệ hại nhứt là bọn chúng cùng nhau toa rập bán nước cho Tàu Cộng để được ở yên vị trí thống trị đất nước và làm giàu cho bản thân.

b.- Tổ chức 30 tháng 4, chúng ta không chỉ để khơi dậy những đau thương và hận tủi, nhưng ngày 30 tháng 4 đã làm sống dậy trong lòng ta những hình ảnh hào hùng, bất khuất của những vị anh hùng thà chết chớ không chịu đầu hàng dâng thành cho giặc Cộng, khắc sâu trong lòng ta hình ảnh oai hùng của những toán quân nhân QLVNCH, sau khi bắn cho tới viên đạn cuối cùng, rồi quây quần bên nhau bật lên những tràng cười ngạo nghễ trước khi mở chốt lựu đạn, cùng chết tan xác.

Thật xứng đáng với lời người xưa:

    Chén Tân Khổ (thuốc độc), nhấp ngon Mùi Chính Khí,
    Viên Đạn Đồng (ngọn quang minh), hun mát Tấm Trung Can

3.- Những điều ghi nhớ

- Ngày 30 tháng 4 gợi lại cho ta những hình ảnh đau thương của những thảm cảnh con mất cha, vợ mất chồng, biết bao nhiêu gia đình tan nát dưới lằn đạn nhẫn tâm của lũ người vô nhân Cộng sản. Người dân vô tội, không phân biệt già trẻ, người lớn hay trẻ thơ, đã bị bắn giết chết nát thây từng đoàn chạy loạn, dọc theo quốc lộ, dọc theo đường xá, trên ruộng lúa, trên mương khoai.

- Ngày 30 tháng Tư, nhắc cho ta nhớ đến những chiến hữu thân yêu đã bỏ mình trong các nhà tù Cộng sản được dựng lên từ Nam chí Bắc. Đó là những vết nhơ không gội rữa được của bọn người Cộng sản cố tình tạo nên trong lịch sử dân tộc, còn tệ hại hơn những vết nhơ của vua Lê Chiêu Thống, giết người không gớm tay để trả thù khi theo đoàn quân xâm lăng Mãn Thanh trở lại Thăng Long.
Vì vậy,  ngày 30 tháng 4 ngoài những buổi lễ tưởng niệm những người lính Việt Nam Cộng Hòa anh hùng vị quốc vong thân, tự nó còn mang một ý nghĩa sâu đậm về mặt tinh thần đối với đồng bào Việt Nam và đặc biệt đối với những người Việt Quốc Gia tị nạn Cộng sản.

4.- Những trái tim cạn máu, dòng máu của dân tộc Việt Nam anh hùng

Nếu con người còn có chút lương tâm, còn có chút lòng yêu thương dân tộc, còn có chút tủi hờn vong quốc còn xót lại trong lòng và còn có chút xúc động  khi nghĩ đến vận nước nổi trôi, thì có lẽ không nhẫn tâm đến độ tổ chức những chương trình vui chơi xướng hát trong suốt những ngày của Tháng 4 Đen đó, vì đó là những sự vui chơi một cách vô cảm trên xương rơi máu đổ của đồng bào, trên thân xác của những chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa anh hùng đã tuẩn tiết khi nước mất nhà tan, những quân nhân đã liều thân bảo vệ tổ quốc và đồng bào mà phải chịu gục ngã trước họng súng của kẻ thù giặc Bắc xâm lăng.

Không có bất cứ một lý lẽ nào có thể giải thích hợp lý cho những hành động vô ơn như vậy của những người đó dù họ nhân danh là ai và dựa vào bất cứ phương diện nào.

Hiện nay, trước hiểm họa xâm lăng cận kề của giặc Tàu Phương Bắc, trước sự cai trị tàn bạo của bạo quyền Việt cộng,  hèn với giặc, ác với dân, thì không có bất cứ lý lẽ nào có thể giải thích hợp lý cho những chương trình tổ chức ca nhạc tại một số quốc gia, kể cả Mỹ, Pháp, Na-Uy…để hát hò, nhảy nhót, reo vui. Những việc làm nầy nếu chẳng phải là hành động tiếp tay ăn mừng chiến thắng của lũ giặc Cộng xâm lăng, dù vô tình hay hữu ý, thì còn gọi là gì nữa?

Người xưa cũng đã từng oán trách họ là những người mà lúc nào cũng phù thịnh để được hưởng một số danh lợi nào đó, dù chỉ là lời hứa. Ta hãy nghe lời của cụ Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều qua bốn câu thơ thật chí lý cho hoàn cảnh nầy trong Cung Oán Ngâm Khúc như sau:

   Gót danh lợi bùn pha sắc xám
   Mặt phong trần nắng rám mùi dâu
   Nghĩ thân phù thế mà đau
   Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê

Đã quá thấu hiểu ý nghĩa của Tháng 4 Đen và Ngày Quốc Hận, thì suy cho cùng, chỉ có những con người có những trái tim cạn máu mới có thể làm được những công việc đó.

Bởi vậy, đối với bất cứ những ai, dù bất cứ với lý do gì mà có ý định đổi tên ngày 30 tháng 4 thành một tên gọi nào khác hoặc vì lý do nào đó để tổ chức những buổi ca nhạc, vui chơi trong những ngày của Tháng 4 Đen, đều bị xem là hành động vô ân, phản bội đồng bào, phản bội chánh nghĩa quốc gia, đi ngược lại công cuộc đấu tranh chống lại bọn vô thần Cộng sản, vô cảm với những nổi đau thương của dân tộc, những người đó, những tổ chức đó đều có thể bị liệt vào hàng ngủ Việt gian, tội đồ của dân tộc.

5.- Công cuộc tranh đấu chống Cộng

Trải qua hơn 42 năm tranh đấu của tập thể Người Việt tị nạn Cộng sản ở hải ngoại, tuy chưa có dấu hiệu thành công rõ ràng, nhưng những hiện tượng  Cờ Vàng ở hải ngoại lúc nào cũng được biểu dương rất rần rộ và trang trọng ở khắp mọi nơi trong những ngày Lễ Hội, những buổi sinh hoạt chánh trị, những ngày 30/4, đã chứng tỏ công cuộc tranh đấu nầy mặc dầu đã tiếp nối đến thế hệ thứ ba, nhưng tinh thần tranh đấu vẫn bền bỉ và không bao giờ mệt mỏi. Thật vậy, tuy các thế hệ nối tiếp là những thanh thiếu niên còn trẻ, nhưng cũng đủ kiến thức để nhận chân được bộ mặt thật nham hiểm và lòng dạ gian ác của những con người Cộng sản, một lũ Việt gian bán nước, vì là tham nhũng nên lúc nào cũng hèn với giặc, ác với dân.

Vì vậy, tinh thần của Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 và Tháng Tư Đen luôn luôn bất diệt, lúc nào cũng  sâu đậm trong lòng mỗi người Việt Nam để nuôi dưỡng ý chí tranh đấu, và quyết tâm tranh đấu cho đến ngày thắng lợi cuối cùng, không còn một tên Việt cộng nào tồn tại trên đất nước Việt Nam.

6.- Những trở lực

Cuộc tranh đấu chống  Cộng của toàn dân Việt Nam từ những năm 1975 đến nay ai cũng thấy quả thật là gian nan, biết bao người yêu nước đã gục ngã trước họng súng AK của bọn bạo quyền Việt cộng. Sự hy sinh của họ nếu đem so sánh với những vị anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng hiên ngang bước lên đoạn đầu đài Yên Báy năm 1930 chẳng có gì khác nhau. Tất cả đều nằm xuống cho một lý tưởng vì dân, cứu nước, nhưng chánh nghĩa nầy đã 42 năm qua mà vẫn chưa đạt được thành công như tâm nguyện. Vì sao?

Tuy có nhiều lý do cho câu giải đáp, nhưng không cần nói đâu xa mà hãy nhìn vào một số người mà trước đây là người  tị nạn Cộng sản, giờ đây đổ tiền về Việt Nam để làm ăn, nuôi dưỡng chế độ Cộng sản mỗi năm theo thống kê là trên trên mười tỷ đô la US và cái dòng thác của những Việt kiều du lịch về Việt Nam để ăn chơi, du hí, đàng điếm, thậm chí còn bỏ tiền ra mua vui trong những buổi tổ chức ca nhạc, nhảy múa, vui chơi của những người bầu sô ở hải ngoại mà năm nay 2017 là điển hình, mọi người sẽ thấy rõ câu giải đáp vì những hành động nầy hoàn toàn có lợi cho bạo quyền Việt cộng trong việc thi hành nghị quyết 36 của đảng Cộng sản Việt Nam.

Đó là một trong những trở lực chánh yếu để giải đáp, để trả lời một cách chính xác những câu hỏi Vì Sao như đã nêu. Thật vậy, những con người vì quyền lợi riêng tư mà bán rẻ lương tâm, những con người vô cảm chỉ biết về Việt Nam để vui thú, ăn chơi trước nổi thống khổ của đồng bào, xa rời công cuộc tranh đấu chung, họ quả là những con người mà trái tim đã cạn máu, dòng máu của dân tộc Việt Nam anh hùng.  

Bởi vậy, mọi sự biện hộ cho những việc làm của bọn người nầy xem ra đều thật trơ trẽn, gượng gạo và vô nghĩa. Thật đáng xấu hổ nếu họ còn dám tự nhận là người Việt Nam.

Thanh Thủy

Switch mode views: